Minh-triết-Cham-13. NGUỒN CƠN CỦA TỘI LỖI CHAM?

Ariya Glang Anak: ‘nưgar chai drut mưrai’: Ở giai đoạn đại khủng hoảng, “đau buồn tràn lan xứ sở”. Để rồi sau thời gian ổn định…

Gram xarawan dux di haget bloh ô thah

Bbai tapuh di graup nưrah tagrang kađong pak halei’ [dịch thoát]:

“Dân tộc tội tình gì đây mà không khỏi

Đã dâng cúng, đã cứu chuộc khắp nẻo rồi, hỏi còn vướng mắc nơi đâu?”

Cham tin thần Yang và Cham đã cúng tế, Cham nghĩ mình bị nghiệp chướng và đã chuộc tội khắp nẻo đường rồi đến nay vẫn chưa thoát, vậy tội lỗi này còn vướng mắc nơi đâu?

– Chẳng bởi Yang, càng không do nghiệp chướng từ đâu cả, mà tội lỗi sanh từ TÂM ‘hatai’, ‘tian’ ta! – Ariya Glang Anak nói dứt khoát như thế.

Do tham ‘ranưk’, sân ‘mưbai janưk’, và si ‘o thau, o krưn’ – rất rõ ràng.

30 năm trước, khi Văn học Cham khái luận ra đời, đọc đến đoạn tôi cho tác giả trường ca là một tu sĩ Bà-la-môn đắc đạo, hơn thế: một bậc Bồ-tát, có vị kêu tôi suy diễn lung tung, bởi không có văn bản nào ghi như thế cả!

Cham không ghi,ông Glang Anak càng không tuyên [ai lại như Inrasara tự nhận mình đắc đạo Cham, hay luận sư!], mà sự thể nằm ngay trong văn bản, vừa ẩn ngôn vừa hiển ngôn.

Đọc tác phẩm văn chương, nhất là thi ca khác với đọc một văn bản khoa học. Đọc kĩ thì thấy, ngẫm sâu sẽ ra.

Từ thời Ariya Glang Anak đầu thế kỉ XIX, trải qua 200 năm cho đến hôm nay, dân tộc mãi chìm trong vòng trầm luân khổ ải ‘dux’, ‘chai drut’… đều do, bởi, tại, vì tham ‘ranưk’, sân ‘mưbai janưk’, si ‘o thau, o krưn’ mà ra cả.

Làm gì?

Các tút ‘Minh triết Cham’ sắp tới chúng ta thử tìm câu trả lời…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *