Ariya Glang Anak:
‘Dwixxak hakê pap di thei
Đôm thong gaup bloh kakei, mưng thau khing đôic dwah pajang’:
Gặp nạn, đâu người ta đến gặp
Nói với nhau rồi dặn dò, mới biết đàng tìm nơi che chở.
200 năm trước, ông Glang Anak đã nói rõ như thế, vậy mà…
Ta yếu thế mà không chịu khiêm cung học, không tìm hiểu để biết, ta càng không hạ mình tìm đến người biết để nhờ cậy, thì làm sao không khỏi hỏng. Đời tới đâu hay tới đấy, trong khi cha mẹ cho ta ăn học hẳn hoi, tội không!
Sự thể này tôi đã chỉ ra từ khi nhập cuộc Chamyouth, rõ hơn khi một thanh niên Cham bị bắt về “vụ biểu tình” Biển Đông. Thử nhắc lại 3 nguyên do:
[1] Với Việt [chính quyền], ta cần gần gũi. Có chuyện, ta cử các đại diện đến trình bày ngọn nguồn, phân tích đủ đường lợi hại, nói nhiều lần, ở nhiều cấp.
Chính quyền địa phương, Đại biểu Quốc hội, và…
Với trí thức và nhân dân [tiến bộ] Việt, ta biết tranh thủ cảm tình. Vụ YEAH-1, biết dừng lại đúng điểm cần dừng, là thể hiện sự hiểu biết.
Nói và làm với tâm thành, chớ bày trò làm khôn hơn “họ” – Glang Anak dạy thế, nói phải củ cải cũng nghe.
[2] Với Cham, ta khiêm cung tìm đến
Vụ ĐNT, chưa chi ta đã sanh tâm phân biệt rồi nhạo nhiếc trí thức khoa bảng, hỏng là phải. Ở đó tôi nói: Lên tiếng là chuyện tự nguyện chứ không là bổn phận.
Vụ Bà-ni, ngay bản thân tôi cũng bị phân biệt, kiểu như “Sara là Ahiêr, đừng bàn với anh”, “Sara có là Bà-ni đâu mà đau cho Bà-ni, phỏng vấn cho toi cơm”.
Hành xử thế ấy không gì khờ khạo hơn.
Sau mỗi cuộc bất kì, tôi đều kể cụ thể, chi tiết và vài lần lặp lại. Mục đích không gì hơn cho Cham làm bài học, từ thành công lẫn thất bại.
[3] Với bản thân ta, dẹp ngay tánh ÍCH KỈ
Ariya Glang Anak, câu áp chót:
‘Mưbai janưk lô di tian mưk klak/ Tian drei jôi jhak…’
Xưa, thi nhân nhắc ta về ‘tian jhak’, nay nhà giáo Nguyễn Văn Tỷ hay nhạc sĩ Đàng Năng Qua lặp lại: ‘jhak hatai’, ‘kanjah hatai’, hỏi ta có nhớ?
Thế hệ tôi, hàng trăm người là giáo viên, nhà nghiên cứu hay cán bộ hưu trí, là cầu nối giữa hai thế hệ, giữa chính quyền và Cham, anh chị em biến đâu cả rồi?
Đoạn văn ở tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1-2006, đăng lại không thừa: