[1] Phương tiện hiện đại
Mắt thường ta không nhìn thấy vô số con vi trùng nhúc nhúc trong dĩa rau trên mâm cơm kia, nhưng với kính hiển vi thì khác.
Ta không thấy ngôi sao nào đó trên bầu trời bao la kia, không phải có không có, chỉ với kính viễn vọng thô sơ, nhà thiên văn nhìn thấy và gọi tên.
Đó là nhờ phương tiện hiện đại, nếu không có thì sao?
[2] Tinh thần hoài nghi & suy diễn
Paul Mus từng cho văn học không gì cả, tóm trong 20 trang sách là cùng. Tôi nghĩ khác, một dân tộc có chữ bản địa sớm nhất Đông Nam Á, thì văn học viết không thể không là gì được.
Từ hoài nghi & suy diễn, dù trong tay không có gì, tôi đi tìm để 24 năm sau dựng nên lâu đài văn học dân tộc với bộ Văn học Cham khái luận văn tuyển vài ngàn trang.
Về Mandapa trên tháp Pô Klong Girai cũng vậy. Cùng phong cách theo cách nhìn của Cham Pangdurangga, tại sao tháp Pô Inư Nưgar có, tháp Pô Klong Girai lại không?
Tôi truy hỏi, và biết nó có, không phải bằng gạch mà bằng gỗ. Không gian Thang Uơk hẹp, thấy bất tiện, đầu thập niên 1960 các vị Cham đã cho nhổ đi: mất vết.
[3] Có khi ta không chịu thấy
Vẫn về văn học Cham, Nguyễn Thành Thống tháng 8-2009 phê bình cuốn Văn học Cham tập 1 của tôi, rằng “tác giả không có và không đọc được nhiều tài liệu về Văn học Chàm; có đâu mà đọc”.
Ông không thấy không phải nó không có! Anh đọc, lại đọc không hết tác phẩm ấy, nên không thấy nơi phụ lục tôi đã kê và đánh mã số 73 tác phẩm Cham thuộc văn học viết với hơn 150 dị bản khác nhau.
Không thấy mà cứ phê bình.
[4] Hoặc không biết cách nhìn thấy, không đứng ở góc nhìn thích hợp để thấy. Tháng 8-2016, Nguyễn Hòa phê bình Hoàng-Ngọc Tuấn:
“… năm 2004, trả lời phỏng vấn Thể thao và Văn hóa, dịch giả kể trên nói: “tôi tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam”, nhưng 12 năm đã qua vẫn chưa thấy lối viết hậu hiện đại “trở nên phổ biến ở Việt Nam”, phải chăng “chẳng bao lâu nữa” cũng chỉ là thời hạn tù mù? Thiển nghĩ, đưa ra một luận điểm “cấp tiến, hữu nghĩa” nhưng quá lâu chưa được kiểm chứng, thì cũng nên kiểm tra lại ý kiến của mình!”
5 năm sau, tháng 2-2021, Đỗ Ngọc Yên nói y hệt:
“Tôi nghĩ rằng, ở Việt Nam sẽ không xuất hiện khuynh hướng thơ này [tức hậu hiện đại]”.
Tôi nói rõ: “Nếu chỉ đọc báo Văn nghệ và tạp chí văn nghệ các tỉnh thành trong nước, nhận định kia không sai, tuy nhiên tinh thần hậu hiện đại là PHI TÂM HÓA. Thế nên đại bộ phận sáng tác hậu hiện đại nằm ở “NGOẠI VI”: Văn chương mạng, văn học ngoài luồng, tác phẩm in phi chính thống…
Chỉ sau 10 năm với hơn trăm tác giả hậu hiện đại ở cả phía chính thống lẫn ngoại vi thuộc ba thế hệ khác nhau. Cuối cùng được tôi tập đại thành trong trong tác phẩm: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại, đăng Tienve 2009, Media Lotus, Hoa Kỳ in năm 2019.
Ở trong nước in chính thống có thể kể:
Thơ: Inrasara, Lê Vĩnh Tài, Lê Anh Hoài
Văn: Nhật Chiêu, Lê Anh Hoài, Đặng Thân
Phê bình hậu hiện đại: Đặng Thân, phê bình về hậu hiện đại: Inrasara và rất nhiều tác giả khác.
[5] Trở lại với Cham
XALAM “chào”, mượn và rút gọn từ ‘As-salamu Alaykum’.
Jabaat xalam’ hay ‘jabat thulam’ có trong 3 tác phẩm kinh điển: Akayêt Dêwa Mưno, Akayêt Inra Patra, Ariya Pô Riyak
Khôi kakuh trong ADM, Kakuh da-a và ‘khôi’ trong AIP
Nay ít dùng, hiện chỉ còn 3 từ được sử dụng nhiều ở đời thường, là: ‘Talabaat’ (lạy nằm rạp xuống), ‘xalam’ (chào), ‘kakuh’ (lạy).
Còn “ngôn ngữ thân thể” thì sao? Tương tự Thái, Khmer hay Lào, ở Cham có vài biến thái. Với kẻ đồng trang lứa: hai tay chấp trước ngực, với người tôn kính: trước trán, còn trước đấng linh thiêng thì cần tới ‘jabaat xalam’.
KARUN và câu chuyện ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm
Đwa uyamưn: có trong Ariya Cam Bini và BBS, Đwa apkakaal: có trong sử thi Dêwa Mưnô, Đwa phôl, Đwa dhar phôl
Từ điển Aymonier có 3 nghĩa: (Fils) unique (con một); don (sự cho, biếu, tặng; tặng vật, quà tặng); faveur (ân, đặc ân).
Thầy Quảng Đại Hồng và ông bố dùng chữ ‘đwa karun’.
IKAK
Chuyện vui, anh bạn kêu dứt khoát Cham không có chữ ‘nao ikak’ mang nghĩa “đi buôn”, ý muốn giảm độ cương cứng của Sara tui. Mơ hồ vậy mà có bạn trẻ tin, viết ngay trong bài nghiên cứu của mình, mới tội.
Tôi nói, đó là bạn chưa đọc truyện cổ Klong Girai – Klong Can lên Thượng ‘nao ikak hala’ “đi buôn trầu”, cũng chưa đọc Văn học Dân gian Cham của ngài Inrasara – ở trỏng có câu ‘Nao ikak nao ike, mưtai yêr le tuh thre ka gaup’: Đi bán đi buôn, chết thẳng cẳng, đổ nợ cho họ hàng” – là dân Hữu Đức nói, chớ tui bày ra đâu nào!
Còn trường ca Ariya Nao Ikak, là ẩn dụ rất rõ. Trung Quốc và Việt Nam coi trần gian là cõi tạm, là quán trọ lức khách ghé qua rồi “về”. Cham khác: trần gian là chỗ cho sinh linh ghé qua làm chuyến buôn, lấy vợ sinhg con đẻ cái, dưnghj sự nhghiệp… rồi “về” – hàm nghĩa rộng và độc đáo hơn.
Câu cuối:
Kau nao thaang kau min juuk phiik/ Kloh thun ikak thaang thei thei wơk
Ta về nhà ta thôi em yêu/ Hết năm buôn bán, ai về nhà nấy
Yêu cầu trước hết là khiêm tốn và cẩn trọng, khiêm tốn học và cẩn trọng trong đọc và viết. Thứ hai tập quan sát, biết nhìn từ nhiều chiều. Cuối cùng là, đào luyện óc hoài nghi & suy diễn.