Giải trí cuối tuần. ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG

Chuyện giáo sư Mai Quốc Liên viết trên báo Văn nghệ, 22-4-2006, rằng:

“Theo một bài báo của một GS Mỹ thì hàng năm mới có một người mua sách này [Hậu hiện đại và Tân hình thức] ở các hiệu sách.”, tôi đã có mục “Đố vui không thưởng: 1 câu 3 lỗi” rồi, nay thêm món khác.

Nhà thơ Anh Chi trên báo Nhân dân Cuối tuần, số 23-2013, phê bình tôi: “cách phê bình của anh dễ khiến người đọc cảm thấy bị coi thường, anh tỏ ra coi thường công chúng mỹ thuật ta!

1 câu sai đến 4 lỗi, 3 lỗi kĩ thuật, 1 còn lại là phản ứng hỏng từ thông tin.

+++

Đáp án: 3 lỗi kĩ thuật:

1. Lỗi nhân danh: Sao không viết rõ “tôi” bị coi thường, mà phải nhân danh người đọc? Đâu là độc giả, có ai nhờ anh nói giùm?

2. “dễ… cảm thấy”, lại cảm tính rồi, sao không chỉ ra rõ: “tôi thấy”?

3. “Công chúng mỹ thuật ta”, tại sao TA? Làm như tôi từ một xứ sở nào xa xôi ghé qua Việt Nam!

Lỗi hỏng phản ứng một thông tin:

4. “coi thường”. Về chuyện độc giả [hay công chúng mỹ thuật ta] không tiếp nhận được cái mới, tôi phân 3 bậc:

– Nếu học sinh Tiểu học mới biết số học, thì cậu không hiểu đại số thuộc chương trình Trung học, bởi cậu biết mình chưa học, không hiểu là bình thường.

– Nếu một người quen hội họa cổ điển, bước vào phòng tranh siêu thực, trừu tượng, có sự không hiểu xảy ra, ấy còn hồ nghi 50-50.

– Chớ một độc giả thơ đọc một bài thơ không hiểu, thì đa phần lỗi ở… nhà thơ. Tại sao? Bởi ấy cũng sở hữu ngôn ngữ như nhà thơ!

Tôi nói “độc giả [thơ] cũng cần được đào tạo”, là thế!

Tôi minh chứng, cùng thế hệ Huy Cận, Xuân Diệuhọc sinh Trung học thời Tiền chiến đã [được chương trình Pháp chuẩn bị] làm quen với thơ lãng mạn, tượng trưng, thế nên họ dễ dàng tiếp nhận sáng tác lãng mạn Việt, khi Thơ Mới xuất hiện.

Còn thời gian qua, sinh viên khoa Văn Đại học ta không hiểu hay hiểu rất sơ sài mĩ học Hậu hiện đại và Tân hình thức, thì họ khó tiếp nhận được sáng tác thuộc hai hệ mĩ học này là điều bình thường. “Công chúng mỹ thuật ta” cũng hệt!

Bọn trẻ Tây phương thưởng thức nhạc giao hưởng như ăn kẹo, chớ nhà thơ Anh Chi và Inrasara tôi: như ông Lo điếc. Có bị coi thường ở đâu nào!

Nữa,

Vài tít bài của tôi đăng báo chính thống hẳn hoi: “Độc giả cũng cần được đào tạo”, “Nhà phê bình thiếu tư tưởng nên ăn theo sáng tác”, hay “Nhà thơ biết sợ thơ để người đọc còn cần đến thơ”, nhằm nêu sự thật không thể chối cãi góp phần giúp mọi người thức nhận sự thật ấy, thế tôi coi thường cả 3 loài sao?!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *