[Katê, kể chuyện tình nghĩa]
Katê, vắng bóng Tagalau, buồn. Buồn hơn nữa khi ba cây bút đinh: Trà Vigia, Jaya Hamu Tanran, Phú Đạm đi xa. Đi, không ngoảnh lại, để lại khoảng trống mênh mông trong ta.
Tagalau, không thể không nói lên tiếng cảm ơn nhà thơ dân tộc Tày Nông Quốc Chấn đã đỡ đầu cho Tagalau khai sinh; cả giáo sư Bùi Khánh Thế, người sát cánh với Tagalau ở những ngày đầu nhiều thương khó.
Các cây bút đã đi suốt cuộc hành trình dài cùng Tagalau:
Thầy Nguyễn Văn Tỷ, bậc đàn anh kết nối hai thế hệ. Nhà văn Trà Vigia, hãy tưởng tượng nếu không có những truyện ngắn của Trà, Tagalau sẽ đìu hiu xiết bao.
Cahya Mưlang, Phú Đạm, sau đó là Jaya Thuksiam miệt mài với thơ tiếng Cham, nhất là Jaya Hamu Tanran – một cây thơ tiếng mẹ đẻ tài hoa đồng thời là nhân tố tích cực nhất đưa Tagalau đến với bà con Cham.
Rồi Trầm Ngọc Lan với thơ tiếng Việt làm dấu nối hai thế hệ: Huyền Hoa, Jalau, Chế Quốc Minh, Quảng Ngũ, Kahat với các khuôn mặt mới như Jalau Anưk, Bá Minh Trí, Huy Tuấn, Sonputra, Diễm Sơn, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên, Quảng Đại Anh, Lưu Tấn Thành, Amuchandra, Sohanim, Kiều Dung, Lưu Anh Tặng…
Biết thêm, chính Trà Vigia và Trầm Ngọc Lan là hai bạn chịu vào Sài Gòn gặp tôi để thống nhất tên gọi [Tagalau, do Trà đặt] và cả cách Tagalau vận hành.
Xin nói tiếng cảm ơn các nhà giáo, nhà nghiên cứu, từ thế hệ Kay Amưh, Sakaya, Phutra Noroya, Đàng Năng Hòa cho chí Bá Minh Truyền, Đạo Văn Chi, Isvan, Ngọc Tảo, Jaya Thiên, Jashaklikei…
Các bạn thơ nữ, từ Inrahani, Hồng Loan, Chế Mỹ Lan cho đến Thạch Giáng Hạ, Kiều Maily, Báo Thị Thu Trâm, Quỳnh Chi…
Cả các bạn văn ngoài Cham của tôi nữa: Khaly Chàm, Đào Thái Sơn, Trần Can, Trần Hữu Dũng, Vũ Trọng Quang, Nguyễn Văn Hùng, Linh Nga Niê kdam, Nguyễn Thánh Ngã, Niê Thanh Mai, Đinh Thị Như Thúy, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Tấn On, Phan Thành Khương…
Mỗi người dù chỉ một hay đến mươi bài, cũng đã góp gió thành cơn bão Tagalau thổi vào miền đất Pangdurangga, tràn qua các tỉnh thành Việt Nam, và cả cộng đồng Cham hải ngoại nữa.
Xin nói lời cảm ơn hai thế hệ Cham mới, đã chấp nhận cầm cây gậy “chủ biên” cho Tagalau được tiếp tục cuộc hành trình: Jalau Anưk, sau đó là Tuệ Nguyên, Jaka, Lưu Tặng.
Cảm ơn các mạnh thường quân, từ Cty Thổ cẩm Inrahani ở buổi đầu cho đến thầy Thành Phú Bá, thầy Lưu Quang Sang, ông Dương Tấn Thi, rồi anh Ysa Cosiem, bạn thơ Chế Mỹ Lan và rất nhiều anh chị em nữa mà tôi không nêu hết tên tuổi ở đây.
Katê, không thể thiếu lời cảm tạ gửi đến độc giả Cham, Việt trong và ngoài nước đã đọc, ủng hộ, góp nhiều ý kiến đầy trân trọng.
Tagalau – thiếu người đỡ đầu, thiếu chủ biên, thiếu tác giả, thiếu mạnh thường quân và độc giả; thiếu năm ngón tay trên bàn tay năm ngón, thì sẽ không thọ được qua 21 kì nhọc nhằn và phiêu lãng.
Xin đa tạ tất cả!