Chính kiêu hãnh, cứng đầu và ngang bướng, Cham Pangdurangga mới luôn giữ được tư thế và thái độ động phản lại kẻ lạ: Khi họ mới đến, cả sau đó khi làm hàng xóm, rồi sống chung đụng với – là người Việt.
Cham TỪ CHỐI bất kì thứ gì người Việt mang đến.
Mấy món bảo thủ: Không tiếp nhận thần thánh từ ngoài, bám trụ tôn giáo Ahiêr Awal, chế độ gia đình mẫu hệ, Akhar thrah…, qua đó Cham sống sót và tồn tại với và trong bản sắc của mình. Dù – nói như Chế Lan Viên, “tháng ngày qua vẫn sống trong đêm mờ”.
Cố thủ trong lô cốt truyền thống, Cham được gì? Ít ra: cũng tồn tại qua.
Mấy ông Cham nói đùa mà thiệt: Nếu không có hai thứ “khanh”: Akhar [thrah] Chữ mẹ đẻ và ‘Khan’ Váy người nữ, Cham mất từ khuya! Nữa, đạo Ahiêr Awal…
Ariya Po Parơng được viết vào năm tháng nhiễu nhương thời Pháp thuộc, sau thời kì đại khủng hoảng.
Câu 103.
Khik hai pô Adhya pô Acar
Adat cabbat Cam mưng kaal thrôi drah dook di drei
Giữ nhé Cả sư bên Bà-la-môn với Bà-ni
Phong tục Cham xưa [còn tồn tại] lâu hay mau cũng do mình
Câu 170.
Biak Parang nhu akhaan laic hu
Panôic ligeh dook di gru pak pô Acar pô Bixeh
Thật tình Pháp họ nói rằng có
Việc xuôi thuận còn ở thầy Acar với thầy Paxeh
Câu hỏi cốt tủy:
Hà cớ tác giả Ariya Po Parơng nhắn lại lời duy nhất ấy với đại diện độc nhất ấy: ‘pô Adhya pô Acar’? Và cớ gì Pô Parang ông E. Aymonier Toàn quyền Đông Dương cũng nhận định y hệt?
Vậy mà hôm nay, chúng ta – kẻ hậu sinh tầm hiểu biết chưa tới đâu, thành tựu sáng tạo chưa có gì, mà đã đòi giỏi hơn ‘pô Adhya pô Acar’, tội không?!