[& thoái trào về Trung]
Hơn mươi năm trước, tôi đã đặt vấn đề Dấu vết Cham và Champa ngoài Bắc: Thăng Long và vùng phụ cận. Cũng đã gợi ý cho vài người, nhưng rồi nó cứ trôi tuột đi, để nỗi ấy cứ mờ nhạt dần. Chúng ta chưa đủ YÊU chăng?!
Đâu là công trình ta có thể cầm trên tay để nhận diện nó, dù khái quát nhất? Không đâu cả. Chuyến này ở Viện Ngôn ngữ, sau đó ISEE, và VICAS, tôi thử lặp lại câu hỏi…
Phần mình, bên cạnh truyền đạo Thơ,
Chiều 4-8-2022, từ Cam Ranh bay ra Nội Bài; sáng ngày 5-8, dự tính nói chuyện với CLB Lục bát Thủ đô, hoãn để buổi chiều cùng vài bạn thơ lên Suối Hai, Tản Viên dự bế mạc “Lớp tập huấn thơ K10”.
Trưa 6-8, lên Tuyên Quang dự Đại hội Hội Văn học – nghệ thuật Tỉnh 7-8-2022.
Chiều ngày 8-8, xuống lại Hà Nội, thăm làng lụa Hà Đông, Chùa Đậu, và…
Sáng 11-8, nói chuyện ở Viện Ngôn ngữ.
Sáng 15-8, nói chuyện ở ISEE; chiều: gặp nhà văn Séc.
Tối 15-8, lên huyện Thạch Thất, rồi xã Đường Lâm thăm dấu vết Cham. Khởi đầu từ Chùa Ón, Thành cổ Sơn Tây, Đền Và, Đình Tây Đằng [Ba Vì], Đền thờ Bà Chúa Mía hay đền Mẫu, Chùa Mía [Sùng Nghiêm tự, thôn Đông Sàng], nhà cổ nhà văn Hà Nguyên Huyến…
Chiều 16-8, lên Tuyên Quang đứng lớp tập huấn văn học; chiều 18-8, về Hà Nội truyền đạo Thơ đến vài nhóm thi hữu.
Trưa 19-8, lên Đường Lâm thăm người “Kẻ Mía”, gặp nhà nghiên cứu Đỗ Tiến Bảng “Tìm lại dấu xưa”, Cà-phê Rừng, Đền Sóc, Vườn QG Ba Vì, Đình Mông Phụ…
Chiều 20-8, xuống Hà Nội ghé Xứ Đoài Thư quán, rồi vòng ra Hưng Yên dự ra mắt sách. 22-8: cùng bạn thơ Dien Van xuống Hải Dương…
Sáng 23-8, thoái trào vào Nghệ An thăm họ Chế và bạn văn, rồi Hà Tĩnh, và….
Có thể kéo dài đến hết tháng, tùy hứng.
Bắc tiến-15. HỌ CHẾ Ở XỨ NGHỆ?
Năm 2006, VTHT – nữ nghiên cứu sinh người Nghệ An làm luận văn về thơ tôi. Mèng, nước da bánh mật, giống cô gái quê tôi kì lạ. Cham chăng? Nàng là ai? Dòng máu của đàn đàn tù binh Cham ra Bắc rớt lại tìm chốn trú thân, hay tù binh trốn về, ghé uống nước [‘weh mưnhum ia’] một đêm, hoặc đóng trụ ở lại?
Bất chợt, tôi nhớ đến thơ… mình:
Ôi quê hương!
Em đã đi và xa, đã xa và nhớ
Khi bất chợt khóm dừa Yên Sở
Giữa trùng trùng rặng tre quê Bắc – vươn mình
Khi mỗi giọng Nam Ai xứ Huế
Em thấm bao điệu hát thân quen
Khi chạm những Makara, Garuda trên tháp đền Hà Nội
Khi chiều Tây Nguyên giáp mặt Yang Prong
Khi Phan Rí u huyền mắt gái Cham-Yôn
Khi Sài Gòn phố đông chàng trai da màu bánh mật
Lững thững
Bước qua đường
Em bắt gặp quê hương [trường ca “Quê hương”, trong Tháp nắng-1996]
Chiều 23-8, vừa ổn định thân phàm, cháu quen Chế Anh Đức đèo tôi xuống phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò nơi có nhà thờ tộc Họ Chế. Hơn 200 hộ với 550 khẩu, chớ chẳng ít. Chưa kể vài gia đình vừa chuyển qua sinh sống tại Nghi Trung, Nghi Phong…
Họ là ai, từ đâu?
Ngược dòng lịch sử, sau khi Chế Bồng Nga tử trận ngoài Thăng Long, tướng Lã Khải kéo quân về chiếm ngôi, hai hoàng tử con CBN chạy ngược sang Đại Việt trú thân và được nhà Trần cho cư trú ở vùng đất này. Một công đôi việc.
Chế Bồng Ngân thuộc đời thứ nhất của một trong hai nhánh đó. Kể rằng ngôi mộ hiện là của ông. Là thủy tổ của họ Chế nơi này. Tiếp đến là Chế Đàm, Chế Bền, Chế Soi… cuối cùng là Chế Đình Thông.
Làm quan triều Nguyễn, ông đổi thành họ Nguyễn, cai quản 1.400 nhân công trong Huế. Về hưu ở quê nhà, sau hai đời, con cháu xin chuyển lại họ cũ: CHẾ.
Chuyện kể là thế, có thể khác với “chính sử” nhiều, ít – tùy. Tôi đã nói, với Cham, huyền sử và lịch sử song hành tồn tại trong tâm thức và cả “văn bản”. Không vấn đề gì nghiêm trọng cả. Miễn là ta nhận ta là Cham, hiểu biết về nguồn cội. Sống, làm việc và sáng tạo.
Câu chuyện họ Chế còn dài…
P.S. 4 Sắc phong cho ông Nguyễn Đình Thông: Thiệu Trị thứ 4, Tự Đức thứ 3, thứ 6. Bài kí, năm Tự Đức thứ 8.