Thuyết tại Viện Ngôn ngữ – Hà Nội, 9g ngày 11-8-2022
Phần 1.
CHAM ĐÓNG GÓP GÌ VÀO NỀN VĂN HÓA ĐA DÂN TỘC VIỆT NAM?
1. Dòng máu
Hơn 10 vạn tù binh Cham ra Bắc, họ làm gì?
Bộ phận Cham ở lại miền Trung: “Chúng ta là người Chàm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm” (Hồ Trung Tú)
Canh Cụ: hai làng Xuân Quang, Xuân Hội ở Bắc Bình, Bình Thuận
Họ Trà, Chế tại miền Trung ngày nay
2. Kiến trúc & điêu khắc
7 phong cách lớn và vấn đề kĩ thuật xây tháp.
3. Hải sử & văn hóa biển
làm đầy lịch sử Việt Nam
4. Văn chương
Sử thi, trường ca trữ tình, trường ca triết lí, lục bát ‘ariya’ Cham là đóng góp quan trọng nhất của văn học Cham vào kho tàng văn học đa dân tộc Việt Nam.
5. Ngôn ngữ
Các vốn từ vay mượn Cham: chống tó, chà leng, chà bá, chà gai, cà đung, cà rá…
Các địa danh: Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết…
Tên riêng: [Chiêm] Bà [Cham, Già], Cà [Ná, Ty], Tà [Cú, Nông], Cù [Lao, Mi], Ma [Lâm, Tró, Nới], Chà [Bàn, Mau], Trà [Co, Văn]…
6. Ca múa nhạc
Dân ca Quan Họ Bắc Ninh, Nam Bình Nam Ai xứ Huế, Vọng cổ, Hát Bài chòi…
Được cho là có quan hệ với dân ca Cham.
72 điệu múa tương ứng với điệu trống Cham
Với đa dạng đạo cụ: Tay không, quạt, đội, roi, đạp lửa, kiếm carit…
7. Tập tục
Đậm nét nhất là tục Thờ Mẫu và tục thờ liên quan đến biển như: Ông Nam Hải chỉ có ở miền Trung, và một phần ở miền Nam có nguồn gốc từ lễ Po Riyak của Cham…
Phần 2.
VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM, LÀ GÌ?
Tại sao? – Để tránh tình trạng áp đặt, mất bản sắc và ngộ nhận tai hại.
Từ vụ nâng tượng ở tháp Bà Nha Trang, cần đặt vấn đề nhìn văn hóa Cham qua con mắt hậu hiện đại.
[1] Tháp Chàm
– Về dụng ngữ: “Tháp” tiếng Cham là ‘bimông’ “chùm” bao gồm cả cụm bốn tháp.
‘Sang Cabbak Yang’ ”Nhà cổng Yang” lâu nay được dịch là “tháp cổng” nằm hướng mặt trời mọc, nơi ngự của thần linh;
Tiếp đến là ‘Sang cuh Yang Apui’ “Nhà thắp lửa cho Thần Lửa” thường được gọi là “tháp lửa” ở hướng nam;
‘Sang Pô Bia’ “Nhà Hoàng hậu” bị gọi chệch thành “tháp bia” ở phía mặt trời lặn;
Cuối cùng [hay đầu tiên] là ‘Kalan’ tháp chính, ngự nơi trung tâm.
thuật ngữ, khuôn viên đất tháp
[Chú ý thêm: Masijd tiếng Ả Rập biến thành ‘Sang Mưgik’ của Cham Bà-ni.]
– Tên Po: Cham không còn biết về Trimurti Tam vị nhất thể: Brahma, Vishnu, Shiva, mà chỉ biết Po Ginwơr Mưtri là Shiva.
Giải thích về Po Xapalai Po Xapajiơng
– Tại sao tháp được dựng cách xa khu dân cư?
Khuôn viên tháp đến tận đâu? Câu chuyện về bữa tiệc…
[2] Haumkar
Giải thích theo nguyên bản Ấn Độ vừa lệch vừa không đủ đầy theo triết lí Cham. Cần đứng trên kiềng ba chân: nguyên bản + biểu hiện + diễn ngôn từ lòng Cham.
Cham đã cách mạng về nhận thức, chuyển Haumkar từ tượng chữ và tượng âm sang tượng hình và tượng số.
[3] Lịch sử và huyền sử
Hai dòng lịch sử tồn tại song hành: Lịch sử thành văn và huyền sử bổ khuyết cho nhau.
[4] Văn hóa biển
Tên các loại tàu và phương tiện chuyên chở đường biển. Văn hóa biển thể hiện trong tiếng nói ngày thường, trong văn học viết và cả trong cúng tế.
Ghur Bà-ni và Giếng vuông Chàm là dấu ấn văn hóa biển Cham, cũng là của Việt Nam.
[5] Ngôn ngữ
– Mượn Sanskrit/ Pali, Cham không giữ nguyên xi, mà bản địa hóa:
Karpasa = kapah, Nagara = nưgar, Manusia = mưnôsak, mưnus…
Bala = bôl, Phala = phôl, Kala = kal, Akhara = akhar…
– Ngay ngữ hệ Nam Đảo, Cham cũng muốn làm khác đi: A chuyển thành I, U/A, O/U, A/Ư, D/T, B/P… trong đó mạnh nhất là A chuyển thành Ư.
Malam = mưlam, Mata = Mưta, Lima = limư, Lemak = limưk, Pinang = panưng… đến nỗi người Cham đã phải sáng tạo ra 4 chữ cái mới thêm vào bảng chữ cái vốn có: Ngư, Nhưk, Nưk, Mưk.
Ví dụ khác: Putau = patau, Kubau = kabau, Kura = kara, Gulam = galam…
Batuk = patuk, Tangan = tangin, Kaki = takai, Dikit = takik, Orang = urāng…
Nghĩa là Cham tìm đủ cách để… KHÁC với Malaysia, Indonesia…
– Giải minh về từ ‘nưgar’.
[6] Bà-ni, sáng tạo độc đáo của Cham
Đây là đóng góp lớn nhất của Cham cho nhân loại: Khả năng hóa giải hai hệ tư tưởng đối kháng nhau để thành thứ hệ tư tưởng hòa bình, dân tộc và nhân văn.
Cham hóa giải Islam thành Bà-ni, sau đó hòa giải với Bà-la-môn thành Tôn giáo Ahiêr Awal thuần Cham.
Cham Ahiêr Awal có sự hòa hợp rất đặc biệt. Trong vài lễ tục mang tính gia đình hay dòng tộc, cấp Acar vào làng Cham Ahiêr cúng tế. Nhiều lễ ở Cham Ahiêr, bà con mời “thầy Chan” bên Bà-ni làm nghi thức hiến tế, thì cuộc lễ chính thức mới tiến hành. Ở đó không ít lễ, người thủ vai chính là chức sắc Bà-ni. Còn lễ nghi mang tính khu vực như Pakap Halau Krong, chức sắc hai bên Cham Ahiêr lẫn Cham Awal cùng phối hợp thực hiện. Và, trong các ngày Ramưwan, phụ nữ Cham Ahiêr từ các palei đội ciêt bánh trái vào Sang Mưgik cúng dường. Đó là hình ảnh hòa hợp tôn giáo đẹp nhất, chắc chắn thể.
Là điều không có bất kì Muslim nào làm!
Tín đồ Cham Ahiêr lẫn Awal thờ [1] Pô Yang là các vị vua và anh hùng được thần hóa, rồi [2] ‘Muk kei’ “ông bà tổ tiên”, mới tới [3] các Yang là các thần tiền tôn giáo.
Chỉ bên chức sắc có khác đôi chút. Với ‘Halau janưng Awal’ Pô Auluah (Allah) là đấng tối cao, còn ‘Halau janưng Ahiêr’ là Pô Dêbita Thôr và Ginôr Mưtri là từ Cham gọi thần Shiva, bên Mưdôn là Pô Ban Gina… Và phần nào đó, họ cùng phụng sự tín đồ cho cả hai bên.