[hay. “Tôi” như là chất liệu phụng sự cho bài viết & Ngụ ngôn hậu hiện đại-02. Kết cho loạt bài Ý kiến dành tặng các bạn trẻ tại Hội nghị Văn trẻ]
Tôi đến, không phải để vuốt ve xoa bóp, an ủi vỗ về hay nâng đỡ, mà – đánh thức các bạn, khiến các bạn nhận ra mình đang bế tắc, và bất an và tự tin trở lại trên con đường sáng tạo. Ngoài ra không gì hơn, không gì khác.
4 tút chào mừng Hội nghị Văn trẻ, mở màn là:
[1] “Sự làm thơ có thể ví như bộ phận sinh dục của người nam cương cứng” [tôi đã thay tít cho đẹp như thế], là thuyết lí về sáng tạo, khích lệ và khích tướng các bạn trẻ.
[2] “Đông Nam Á đang đánh mất mình, tại sao?” để nhà văn Việt Nam tự soi mình trong văn học khu vực.
[3] “Văn học Việt Nam đang ở đâu?” trước khi ra thế giới, cần biết mình ở đâu cái đã.
[4] “Nhà văn Việt Nam vẫn có thể lớn”, nêu khái quát điều kiện ắt có và đủ, để lớn.
Và kết bằng tút này. Từ mai, chúng ta chuyển hệ. Karun!
+
Nằm nhà quê dưỡng thương, tưởng chán như con gián ai dè tôi kết thúc 2 việc hơi bị ngon: San định Kinh sách Cham [phần Danak], và Thơ tuyển song ngữ Cham – Việt: Pauh Catwai Tanưh Ngụ ngôn của Đất, bài đầu tiên viết ở tuổi 15, bài sau cùng sáng tác mừng Đại lễ Nhập ‘Kut’ của Gaup Gađak nhà tôi 2-2019.
Heleh!
+
Ở tút “Nghịch tặc & ngón tủ của tôi”, một bạn trẻ còm” “Cháu thật không hiểu sao họ thù ghét bác Sara đến thế, thật không hiểu nổi.” Bạn không hiểu, tôi trả lời: Sara cũng không hiểu luôn! Nói thế, chứ tôi hiểu. Tôi viết thư riêng cho bạn ấy, nêu 7 điển hình tiên tiến với nguyên do cụ thể.
Gửi cho mươi người cùng lúc, ở đó hết 90% kêu do đố kị, tôi nói: không hắn.
Một ghét, do tôi ca tụng Hậu hiện đại, bọn Mở miệng, Lê Vĩnh Tài, Lê Anh Hoài… làm thơ khác họ;
Hai ghét, Inrasara nhận ơn mưa móc Nhà nước ta, mà cứ bàn về văn chương hết ngoại vi đến phản động;
Ba ghét mới tới đố kị, tôi từ Phó Chủ tịch nghỉ lấy hơi một nhiệm kì rồi nhảy “lên” thẳng Chủ tịch Hội đồng thơ không quá độ “đơn xin” – họ càng cay cú bạo;
Còn bốn ghét, do ghét người khác ghét lây sang tôi…
10% còn lại, phản hồi duy nhất: Bởi anh Sara viết về mình quá nhiều. Tôi nói: bạn vừa đúng vừa sai. Đúng, đó là sự thật, tôi thường xuyên nói về mình; sai: Vài bạn văn Sara, khi đọc phải họ tỏ vẻ khó chịu chứ không ghét muốn hốt đổ đi.
Tại sao tôi hay viết về tôi? Đúng hơn, tại sao tôi cứ lấy mình ra để viết?
– Thứ nhất, ở thế buộc, là người của công chúng – tôi phải trả lời. Như tháng trước bạn trẻ Cham còm mỉa: “Cei Sara cứ lo viết hay, mà không làm gì cho Cham cả”, tôi mới liệt kê những gì mình đã “làm”. Qua đó, bạn trẻ mới vỡ ra, xin lỗi, và bảo cei viết nó ra là điều cần thiết.
[Viết, tôi cảnh báo trước: Nếu cei kê ra mà có ai hô Sara khoe khoang, cháu trách nhiệm phản hồi nhé.]
– Thứ hai, nêu tôi ra để giải minh vấn đề đang bàn. Tôi lấy chính tôi ra, bởi tôi hiểu về tôi hơn cả: Tác phẩm tôi, điều tôi làm, điều tôi biết, điều ai khác viết về tôi mà tôi có lập hồ sơ… Như bao chất liệu khác, tôi coi TÔI như là CHẤT LIỆU phục vụ cho bài viết. Ví dụ:
[1] Về lên tiếng, tôi nói vụ Bà-ni hôm nay chưa tới đâu, do thiếu “chất trụ”. Tôi phân tích chất trụ đó và kể chuyện tôi đã từng trụ, mà thành. Là kinh nghiệm lớn, Cham biết nhưng không chịu rút ra bài học. Nêu nó ra, đa số Cham cho là đúng, cần; riêng tiến sĩ T-Đ bảo Sara thiếu khiêm tốn!
[2] Về sáng tác, tôi đưa ví dụ 1 bạn thơ Cham. Bạn viết 2 truyện ngắn, 1 tôi cho là hay, đăng, viết bài ca ngợi; 1 tôi chê dở, cần đầu tư, thế thôi mà đòi “đả đảo Sara”. Tôi mới nêu “gương sáng” tôi ra: Mình viết 10 truyện, bỏ hết 9, chỉ giữ lại 1. Và kết, nhà văn không biết ném bỏ thì không thể lớn.
[3] Về phản bác 1 luận điểm, ở tút: “Chế Linh & Sara, đâu/ ai là tiêu/ đại biểu Cham? [hay: Hớ hênh của khái quát hóa], tôi dẫn cả hai ra làm chứng. Báo chí hô: Chế Linh buồn, sướt mướt; Sara khỏe khoắn, không bi lụy, vậy mà chính báo chí lại cho cả hai là đại biểu Cham. Tôi phản bác sự khái quát hóa vội vã đó.
[chú ý: Nhiều tút, ngoài tiêu đề chính tôi hay có tiểu đề phụ, là vậy].
Vấn đề ở đây là nêu mình ra để làm gì, đúng/ sai, hay/ dở chứ không nên nhắm vào chuyện ngoài lề.
+
Ngụ ngôn Hậu hiện đại-12. NHÀ THƠ & ÔNG LỚN-2
[Đối thoại Đông La và ông Lớn là chỗ quen thân có thể quàng vai bá cố. Trích ghi tại nhà hàng VIP]
– thư kí anh mầy đọc thư đó rồi…
– cha này “vĩ cuồng” anh Ba ơi… ảnh “cho trường học, quê hương, Tổ quốc, ý thức hệ, văn chương, triết lý là quá chật đối với anh ta.”
– nó mô tả “Thằng Hoang” chớ có phải nó thế đâu… chỗ này mầy nhầm giữa phát ngôn của nhân vật và tác giả rồi…
– ảnh dám đưa “ngôn từ tục tĩu” vào thơ, anh Ba đọc nè…
“… Hắn đã tặng cho hoa hậu lớp
Msa một bụng rồi bỏ đi mất
tăm dặn đợi anh em nhé, mười
năm chờ hết nổi nàng chửi gió
đợi nó cho mệt cái lồn vụt
cưới chồng Hamu Crok…”
– đọc rồi, đọc rồi… đó là con Msa nó chửi “thằng Hoang”, mà chửi cũng đáng lắm, gặp mẹ anh ngày xưa, bà còn đòi lôi đầu cái thằng đó về mà “dí” nữa…
– nhưng văn chương mà… chuyện này mới ác, anh ta “lợi dụng lòng yêu dân tộc Chăm, khao khát trả thù qua bài thơ mang đích danh “Trả thù”… khơi dậy lòng hận thù giữa các dân tộc…”
– bậy nào… mầy tưởng anh mầy không biết đọc thơ à? Nó nói trả thù là thiên nhiên trả thù con người, chớ có Cham hay Việt nào vào đây… không ưa mầy đổ hết tội lên nó.
– dạ không… coi hắn mới viết rành rành nè: “Thơ như là con c-ứng”
– giỏi, thằng này giỏi [vỗ đùi cái bộp]… đúng quá rồi, không nứng sao mà làm tình, chả hứng lấy đâu mà ra thơ…
– ớ… ớ… dạ anh Ba…
– dzô đã mới tin…
P.S. Henri Miller:
“Ở một thời điểm nào đó trong đời, tôi quyết từ nay tôi viết về tôi, bạn bè tôi và kinh nghiệm của tôi, điều tôi biết và điều chính mắt tôi thấy. Bất kì điều gì khác, theo tôi, chỉ là văn chương và tôi không quan tâm với văn chương. Tôi cũng nhận ra rằng tôi phải học hài lòng với chính tôi, hài lòng với những gì nằm trong tầm tay tôi, trong phạm vi của tôi, hiểu biết của riêng tôi. Tôi học cách không mắc cỡ về mình, thoải mái nói về mình, quảng cáo mình, chen vai thích cánh khi cần thiết.” (Henry Miller on Writing, Selected by Thomas H. More, A New Publishing Paperbook, USA, 1964.)