THẾ NÀO LÀ MỘT NHÀ VĂN TOÀN DIỆN?

[hay. Tại sao Nguyễn Huy Thiệp chưa thể với tới tầm Nobel? – tóm ý 1 tiểu luận dài, 4-2021 chưa đăng]

Toàn diện…

Nhà văn nêu lên được tinh thần cốt tủy của dân tộc, hay lớn hơn – thời đại;

Tinh thần tư tưởng đó được mở rộng tối đa, đẩy đến cùng và được thể hiện qua nhiều thể loại và bằng nhiều cách thức khác nhau;

Sáng tạo hay khai triển kĩ thuật mới ảnh hưởng đến lối viết của người cùng thời;

Cuối cùng, ông/ bà là một trí thức mà tiếng nói được công chúng chờ đợi.

Với tư cách một cây bút toàn diện, chưa có nhà văn Việt Nam nào có thể gọi là tác động đến thời hiện đại mang tính toàn cầu. Kẻ tư tưởng, nghệ sĩ sáng tạo và con người dấn thân hội tụ trong một cây bút xuất chúng, chưa một nhà văn Việt Nam nào đạt tới lưng chừng tầm đó.

Xét từ góc độ nhà văn “thuần túy”, ta vẫn chưa. Ở Việt Nam chưa ai phát kiến nghệ thuật độc đáo ảnh hưởng lan rộng như James Joyce, W. Faulkner.

Hơn nữa, một nhà văn lớn thật sự đòi hỏi độ dày của trang sách, thậm chí rất dày – ta vẫn chưa.

Xét các tiêu chí trên, Albert Camus là nhà văn toàn diện. Ở tầm hẹp hơn, A. Solzhenitsyn nói lên vấn đề lớn của dân tộc, đất nước mình, rộng ra – thời đại mình, tới cùng mà không kiêng nể hay hãi sợ, và chấp nhận trả giá.

Còn Jean-Paul Sartre, bên cạnh triết gia [hiện sinh] cùng các tác phẩm kịch và tiểu thuyết để thể hiện tư tưởng kia, ông còn là một nhà trí thức hàng đầu. Bộ Situations [Gallimard xuất bản 7 tập] cho thấy sức làm việc ghê gớm và tầm hoạt động bao quát của ông.

Ở Việt Nam, có nhà văn nào làm được như thế?

Thử lấy Nguyễn Huy Thiệp ra làm đối sánh…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *