23. CẢI CÁCH, HAY MUỐN CHAM ĐI THỤT LÙI!

Tút “Đối thoại đạo và đời”, Jalan Dhar Phuel comment, cả ‘chat’ với tôi(*). Xin trả lời chung mấy điểm như sau.

Đầu tiên, bạn hiểu sai chữ CẢI CÁCH. Cải cách khác với cách mạng. Cải cách chỉ thay đổi tiểu tiết; còn cách mạng mới là xóa bỏ, lật đổ. Đám thiêu Cham ‘Ahiêr’ trước là 3,5 ngày, nếu rút lại còn 2,5 ngày là cải cách, bỏ nó đi mới là cách mạng, là “phá hoại”.

Loại bỏ ‘Kut’ ra khỏi đời sống Cham là “cách mạng”, còn đưa phần ‘talaang Lihin’ vào nằm chung ‘talaang Siam’ trong ‘Kut’, là cải cách. Chính ‘Pô Adhya’ Hán Bằng đã làm cuộc cải cách lớn như thế, cả cộng đồng Cham hoan nghênh và mang ơn ông.

Điều chắc chắn là bạn chưa hề đọc facebook của tôi.

Ba năm qua, tôi viết cả trăm bài “Đi tìm sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal”, nghĩa là nỗ lực đi tìm CON ĐƯỜNG SỐNG cho Cham ở thời hiện đại. Muốn đi ĐÚNG HƯỚNG, tôi bỏ công nghiên cứu Kinh sách Cham ‘Ahiêr Awal’ từ nhiều nguồn khác nhau.

Lí thuyết là vậy, thực tế tôi lên tiếng và đấu tranh về nhiều vấn đề cộm xảy ra trong cộng đồng, đa phần là thành công. Chuyện này ai theo dõi tôi đều biết, và ủng hộ.

Vậy kẻ đó bạn kêu mang “tội ác tày trời”, vì muốn cải cách sao”?

Đọc 1 tút ngắn mà bạn không hiểu tinh thần của bài viết đó. Cụ thể…

[1] Bạn viết: “Chăm đã ổn định, không cần cải cách.” Là sai. Ở phiên họp, ông Quảng Văn Đại nói nguyên văn: Nếu đưa ra phiên họp, 80% trí thức muốn cải cách. Nghĩa là đại đa số Cham CẦN CẢI CÁCH”.

[2] Cải cách có phải là LÀM MẤT TÔN GIÁO Cham không? Tôi viết nguyên văn:

“Cải cách mà không mất bản sắc tôn giáo; cải cách nhưng không sai lệch tinh thần văn hóa Cham”

[3] Tại sao cần cải cách? Tôi cũng viết rất rõ:

“Cải cách để hợp thời, hợp lòng người, cải cách để đảm bảo lợi ích chung”.

Ở những bài trước tôi nêu rất nhiều ví dụ từ thực tế: Các cuộc cải cách đó tốt và lành, được bà con ủng hộ. Riêng bài này tôi đưa ra 1 ví dụ về Katê.

‘Pô Adhya’ Hán Bằng là bác của tôi, ông có nhiều cải cách tiến bộ, được palei Chakleng ủng hộ và cả cộng đồng Cham làm theo. Tuy thế có 1 điều ông hơi cổ hủ, là Katê.

‘Pô Adhya’ đại diện Đạo: Katê phải 7 ngày theo đúng truyền thống; Trí thức và bà con đại diện Đời yêu cầu 3 ngày; Ông không chịu, xung khắc xảy ra: ginoong kéo dài.

Cuối cùng Đạo nghe theo Đời: Katê 3 ngày, để ứng với thực tế đòi hỏi. Nếu khi ấy hai bên ngồi lại với nhau để bàn thì hay xiết bao!

Đó chỉ là một trong rất nhiều chi tiết mâu thuẫn giữa Đạo và Đời, bạn Jalan Dhar Phuel kêu “Cham đã ổn định” là SAI TO. Tôi hỏi bạn, bạn có muốn Đạo và Đời mâu thuẫn mãi không? Vậy làm sao có thể hài hòa đôi bên? – Cần có hội thảo.

[4] Hội thảo có phải do cá nhân tôi bày ra không? Tôi viết nguyên văn:

“…dư luận cộng đồng, Inrasara lắng nghe và tạm ban cho mình “quyền” đại diện, đến nói lại cho quý ‘Halau janưng’ biết. Nhà văn thấy trước, sợ trước và lo trước.”

[5] Hội thảo để làm gì? Đây cũng là nguyên văn để kết luận cho bài viết:

“Gồm 3 thành phần: Đại diện chức sắc tôn giáo [ao kook], trí thức [ao juuk] và tín đồ.

‘Halau janưng’ cần lắng nghe ý kiến của trí thức, sau đó các vị giải thích mục nào có thể mục nào không thể cải cách.

Hội thảo không phải để QUYẾT, mà là đưa vấn đề ra để cùng BÀN, qua đó HIỂU NHAU, và làm.”

Tất cả 5 khoản trên giấy trắng mực đen rất rõ ràng, nói bạn không hiểu, là vậy.

Kết. Bạn Jalan Dhar Phuel viết “nước ngoài ngưỡng mộ mình”, 3 câu hỏi tôi đặt ra cho bạn:

– Nước ngoài là những ai? Họ ngưỡng mộ gì, hãy nêu bộ phận cụ thể? cá nhân bạn góp gì làm cho họ ngưỡng mộ?

Phần mình, tôi cho bạn biết, hơn 10 năm qua ở các diễn đàn trong nước và quốc tế, tôi nói rõ: Ngoài Kiến trúc-điêu khắc mà nhiều học giả đã đề cập, với tôi Cham còn có đóng góp rất lớn cho Việt Nam là: Hải sử-Văn hóa biển. Riêng Tôn giáo ‘Ahiêr Awal, tôi cho đây là đóng góp độc đáo nhất của Cham cho nhân loại. Tại diễn đàn tôi nêu bật những nét đẹp và độc đáo ấy.

Một Cham như thế mà bạn cho là “làm mất tôn giáo Cham”, rồi mang “tội ác tày trời”. Vậy xin hỏi: Bạn là ai? Muốn bám víu những cổ hủ, với mục đích gì?

P.S.

(*) Jalan Dhar Phuel comment, nguyên văn [có sửa lỗi chính tả]:

Cải cách tôn giáo là tội ác tày trời. Biết bao nhiêu thế hệ cha ông tổ tiên ông bà đã gìn giữ tôn giáo bàlamôn chữ viết. Biết bao nhiêu ngàn nghìn năm nay. Champa cổ. Tuy nhiên mất lãnh thổ mất nước bị đồng hóa như tôn giáo Tín ngưỡng và văn hoá chữ viết cha ông vẫn còn sao mình không gìn giữ mà phải cải cách. Thế hệ mình mình không gìn giữ mà mình phải cải cách tôn giáo thế hệ sau sau này nữa cải cách nữa sau này còn gì? Tại sao nước ngoài họ rất ngưỡng mộ mình tại vì mình có một tôn giáo bàlamôn cổ một nền văn quá quá tuyệt vời mà mình không gìn giữ mà mình phải cải cách. Nhất là người Ấn Độ họ rất tự hào về dân tộc Champa họ không muốn mình cải cách phong tục và tôn giáo. Càng cổ càng quý .tu sĩ và chức sắc Chăm vốn đã không đoàn kết rồi mà phải cải cách tôn giáo nữa sẽ dẫn đến mất lòng tin của dân mất đoàn kết tu sĩ và chức sắc Chăm cải cách tôn giáo có mục đích gì?

Chăm đã ổn định, không cần cải cách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *