Mỗi lần tôi phản bác phát ngôn của ai đó phê phán người khác, khi phát ngôn kia liên quan đến cá nhân tôi, tôi luôn được “bênh” rằng “Sara quan tâm làm gì mấy đố kị nhỏ nhen đó, mất thời gian thanh minh rất vô ích.”
Là cách hiểu hơi lệch tinh thần phê bình [của] tôi: Phê bình Lập biên bản.
Ở đây cần phân biệt 2 thứ: NGƯỜI phê phán và LUẬN ĐIỂM “của” người phê phán.
Tôi nhấn về phát ngôn CỦA đối tượng tôi đề cập, chứ không [hay rất ít] nhấn vào chính con người phát ngôn.
Khi nhận thấy đó là luận điểm sai, tai hại, tôi dùng luận chứng và lập luận để đánh đổ luận điểm đó, chứ không phải phê phán con người đưa ra nó.
Tôi có triết lí về CỦA là vậy (xem thêm “Của tôi không phải là tôi”).
Như vậy, phản biện không phải là biện minh cho chính mình [dù đúng nhưng với tôi – không cần thiết], mà là cho luận điểm CỦA mình.
Sự vụ ngoài Cham, việc PGS-TS Phạm Quang Trung năm xưa là điển hình.
Anh phê phán tôi, rằng “Inrasara thì cái gì Cham ông cũng nhất”; phê phán cả tinh thần thơ các bạn thơ trẻ Cham.
Đó là luận điểm sai, tôi cần nói lại. không phải vì chạm tự ái khi bị chê mà tự biện minh, càng không phải biện minh cho các bạn thơ trẻ Cham, viết là để phản bác lại LUẬN ĐIỂM sai lầm, tránh ảnh hưởng tai hại đến CHUNG.
Chứ tuyệt tôi không phê phán chính con người PQT.
Trong cộng đồng Cham, vụ Hotboy-NNQ chẳng hạn. Tôi không nói cho mình [“cháu đã dạy ‘Akhar thrah’ cho cei”, đi biện minh chuyện này không gì buồn cười hơn], càng không nói giùm cho Ông Mưdôn hay KM. Đơn giản, nhân vụ lùm xùm, tôi muốn đánh đổ một luận điểm, nói cho Cham hiểu đúng vấn đề.
Đó chính là tinh thần phê bình tôi xiển dương và triển khai ở các nơi, cả ở Bàn tròn Văn chương. Chê hay khen cần có luận điểm với chứng cứ rõ ràng, cụ thể. Và người phản biện cũng phải thế. Không cảm tính, cảm tình, và tùy tiện.
Về cá nhân mình, tôi thich lời khen và tiếng chê ngang cựa nhau, chỉ yêu cầu: Cần dựa trên lí tính. Vậy thôi.