Bạn sinh ra ở đó: palei Cham, bị đóng dấu là Cham trong đất nước đó: Việt Nam. Bạn không có quyền chọn lựa. Không thể chối bỏ. Làm thế nào bạn có thể tồn tại, mà không đánh mất CĂN CƯỚC tính?
Câu chuyện.
Hơn nửa thế kỉ trước, chuyện một bà Tàu thất học đơn độc lạc bước vào làng Cham chỉ với cây đòn gánh với hai cái thúng; bị chọc quê, bị rầy la hay phá phách đủ thứ, bà cứ vâng vâng dạ dạ; để rồi mươi năm sau thôi, bà đã là người giàu nhất làng đó; đến nỗi hầu hết bà mẹ Cham chạy bữa phải qua lụy bà – không là hiện tượng cá biệt.
Bà đã sống sót, và tồn tại rất oách nữa: Bà già Tàu đó thông minh.
Sinh viên Cham tốt nghiệp kĩ sư hạng khá, ra trường được phân công tréo chuyên môn. Trụ qua ba tháng, anh bỏ. Cty khác tuyển, ở đó người điều hành mới qua Trung cấp, tự ái – anh bỏ sau chưa đầy tháng. Trải nghiệm dăm công sở và công ty như thế, cuối cùng nửa đời hư, anh vẫn là kĩ sư tập sự, lương vẫn là đồng lương ban đầu. Anh đã không chịu đựng, để trì trì tấn tới, từ nhân viên quèn đến phó Phòng, lên trưởng Phòng rồi phó Giám đốc và cuối cùng là Giám đốc.
Thái độ anh hùng kia, chàng cử nhân Cham ấy có thông minh bằng bà già Tàu thất học không? Chớ vội trả lời., mà cứ để câu hỏi đó mở ra với bạn.
Nhìn sự thể qua lăng kính bốn giai đoạn tồn tại đời người của Bà-la-môn: [1] “Sở hữu vật chất để chu toàn nghĩa vụ cuộc sống”, [2] Jàm bổn phận chủ hộ, [3] Thực hiện “bổn phận tôn giáo và đạo đức”, [4] Cuối cùng là Mokça, là “buông, thả, ra đi, từ bỏ, rời khỏi…
Thử xét “tam chúng” trivarga, tức ba giai đoạn đầu.
Có thể phân cấp sự tồn tại qua mấy bậc sau:
TỒN TẠI ĐỂ SỐNG QUA, thế nào cho thân xác ta có mặt trên trần gian.
Tồn tại, nhưng phải “sở hữu vật chất để chu toàn những nghĩa vụ cuộc sống”, bạn phải trui luyện thân thể bạn vững chãi để đưa bạn vượt qua biển đời, bên cạnh học làm ra tiền để tự nuôi thân bạn.
Tồn tại bản thân chưa đủ, bạn còn trách nhiệm tạo ra các tồn tại khác để kéo dài nòi giống. Bạn phải lấy vợ, sinh con đẻ cái, và làm việc để chu toàn “bổn phận chủ hộ” của bạn. Tồn tại để phụng sự cộng đồng, gồm thâu mọi “bổn phận tôn giáo và đạo đức”.
Ở bậc tồn tại cuối cùng này ([3] Thực hiện “bổn phận tôn giáo và đạo đức”), ta xác minh ý nghĩa của tồn tại là TỒN TẠI CÓ BẢN SẮC.
Tại sao? Bởi nếu bạn sinh con đẻ cháu đầy đàn, nếu bạn giàu có, giỏi giang mà bạn chối bỏ căn cước Cham – bạn hổng chân là cái chắc.
Bạn tuyên công dân thế giới, không phân biệt – OK, không sao cả! Nhưng thiên hạ cứ phân biệt bạn, qua căn cước bị đóng trên trán: CHAM!
Có thể ở một hoàn cảnh nào đó, bạn thể hiện sự lanh trí bằng cách chối gốc gác mình để “sống sót”, thì không sao. Bạn còn được gọi là thông minh nữa. Nhưng khi bạn đã qua cơn “sống sót” mà bạn đánh mất hay chối bỏ bản sắc mình – bạn tự chứng tỏ chưa thông minh.
Ba ngay “Rok haray Muk kei” nghia la ” Dong ru?c t? tien Ong Ba d?n vui T?t, vui cung thang L? Ramuwan) va Thang t?nh chay Ramuwan la th?i gian quan tr?ng nh?t c?a ngu?i cham Ba ni. Ngu?i theo ton giao Ba ni da tach b?ch ro h?n thanh m?t ton giao rieng bi?t khong con lien h? gi v?i H?i giao nen H? khong nh?n an vao ban ngay nhu lu?t H?i giao quy d?nh, h? di lam va an h?c t?p nhu ngay thong thu?ng. Chi?u t?i h? co th? vao Chua c?u an, c?u phuc va th?i gian kho?ng 20 phut d?n 30 phut vao luc Cac Th?y su Acar lam l?.
Bạn chỉnh lại lỗi kĩ thuật nhé, người đọc đọc ko được. Karun!