[Hôm nay ta đang hưởng thành quả này, có cần nói tiếng karun không?]
Để khởi động cho hành trình tương lai, ta thử nhìn lại các thành tựu cải cách cũ, như là cách “ôn cố tri tân”. Ôn, để biết ta gặp trở ngại và đã vượt qua như thế nào. Ôn, để biết rằng các vị đã hi sinh và chịu đựng miệng lưỡi người đời như thế nào.
Bởi, cuộc cách mạng nào bất kì, có kẻ làm cách mạng và kẻ hưởng thụ thành quả cách mạng – ai nói thế!
Hôm nay ta hưởng thụ, cần học biết ơn người đi trước, và nhất là chở phê phán vô lối vài người cô độc đang suy nghĩ tìm lối đi cho cải cách ở hôm nay. Bởi thành quả cải cách ấy, chính con cháu bạn sẽ hưởng ở tương lai.
Dưới đây tôi trích thuật sự sanh từ hai địa phương có cải cách quan trọng. Tác phẩm Palei Phước Nhơn của tôi của Kiều Maily, và “hồ sơ” từ comment của Nghiêm Xích. Karun hai bạn!
1. Palei Phước Nhơn của tôi-2017, Kiều Maily
PO GRU DƯƠNG KẾ
Ông Dương Kế, sinh ngày 3-7-1922 tại palei Pabblap Biruw, lấy vợ cùng palei.
Một năm sau khi tản cư qua Hộ Diêm tránh loạn lạc trở về, năm 1946 ông vào làm Acar. Tháng 11 (bilan Puix) Cham lịch năm con Cọp (1986), ông được phong chức Gru. Po Gru Dương Kế mất năm 2013, thọ 91 tuổi.
Po Gru Dương Kế được xem là nhà cải cách tôn giáo. Vừa nhận chức Gru, Po Gru Dương Kế đã có ý định cải cách, và đã làm vài cải cách nhỏ lẻ. Để mãi năm 1995, Po Gru mới thực hiện được các ý tưởng lớn của mình.
Sinh thời, ông đã có nhiều quyết định dũng cảm làm chuyển đổi nề nếp sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng palei Phước Nhơn theo chiều hướng tích cực, từ đó ảnh hưởng qua các vùng lân cận.
[1] Thường một làng Cham Bà-ni chỉ có quyền làm mỗi Kajang cho Lễ tẩy uế (Mưrôy tanưh); thế nhưng khi dân số làng trương nở, việc giữ nguyên lệ này không thể đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín đồ. Ông quyết làm 2-3 Kajang một lúc, là một cái quyết mang tính cách mạng.
Liên quan đến sự tăng dân số của làng, lệ trước kia, việc đám tang và đám cưới luôn phải tránh sự trùng (mưjram), Po Gru Dương Kế cũng có cách giải quyết riêng nhưng không sai lệch với tập tục cổ truyền. Buổi sáng khi thi hài được mang đi chôn cất khuất mắt trần, buổi chiều vẫn có thể thực hiện lễ cưới cho thế hệ trẻ.
[2] Harei Ikak được xem là ngày kiêng kị, người mất hay có việc hệ trọng gặp phải ngày đó, đành chịu: bạn không được hưởng các nghi thức tôn giáo chính thức. Gru Dương Kế giải thích rằng, mọi người đều bình đẳng trước Po Yang, chuyện bất trắc có xảy ra với họ là bởi mệnh trời. Các luật lệ đều do con người đặt định, vậy từ nay [năm 1995] ta đặt định điều lệ mới: tất cả tín đồ Bà-ni khi mất đi, không phân biệt lành dữ, đều được hưởng quy chế tôn giáo như nhau.
[3] Về lễ Karơh dành cho các cháu gái nhập đạo Bà-ni. Cũng với tinh thần bình đẳng giữa cháu gái có gốc Bini harat (Bà-ni thuần) và cháu gái xuất thân từ dòng máu bị cho là “lai căng”: người Bà-ni lấy chồng ngoại đạo hay dân tộc khác, cả bé gái dù gốc gác chính thống Bà-ni thuần nhưng đã quá đát (có tháng trước thời điểm hành lễ), Gru Dương Kế có cách giải quyết rất độc đáo. Ông đề nghị nghi thức Karơh Chrauk, nghĩa đen là “lễ Karơh ghép”vào. Khi gia đình các cháu gái “thuần” làm lễ này, các cháu gái “không thuần” có thể ăn theo để làm lễ ghép vào: cũng xong một nghi thức tôn giáo để thành người Bà-ni.
[4] Chuyện làm nhà vệ sinh ngay trong khuôn viên Sang Mưgik cũng xuất phát từ quyết định mạnh dạn của Gru Dương Kế. Khuôn viên nhỏ có tất lại thiếu nhà vệ sinh để giải quyết nhu cầu sinh hoạt thường tình, là điều ai cũng thấy và bức xúc, nhưng cứ để nó râm ran mà không tìm hướng giải quyết.
Khi Imưm Đạo Văn Tý đưa kiến nghị, Gru nói: Tốt lắm, miễn là ta có cách nói sao cho 6 Haluw khác khi về hành lễ ở palei ta để họ nghe thuận tai, là được. Imưm Tý giải thích, và Gru thuận. Từ đó Sang Mưgik các palei còn lại đều có nhà vệ sinh ngay trong khuôn viên thánh đường.
[5] Cuối cùng là quyết định xây Sang Bac [hay Sang Twai) Nhà Khách nối vào Sang Mưgik năm 2014. Là cải cách của Hội đồng Sư cả Bà-ni Pabblap, chưa hề có Haluw Cham Awal nào làm. Bảo là nhà khách, thực ra Sang Bac được sử dụng vào nhiều công dụng: phòng để học tập kinh sách, dùng để họp và cả việc thu xếp chuẩn bị cho lễ chính [theo lời kể và giải thích của Imưm Tý].
Nghiêm Xích, 26-10-2020:
NGHĨ
“Tôn giáo cần phù hợp với thời đại, có thế mới xã hội Chăm mới phát triển ổn định.
Sinh thời vấn đề 1 được Tổng sư cả Văn Lương Độ nói, con người ta sinh ra vốn bình đẳng và chết đi cũng phải bình đẳng trừ sự việc bất khả kháng. Cả đời người chúng ta phấn đấu làm ăn kinh tế vì cái gì, không phải vì cái nhà để sau nay khi chết được nằm trong căn nhà ấy có người thân bên cạnh sao. Cho họ năm 1 đêm là việc làm đạo đức mang tính nhân văn. Vấn đề 3 Sư cả Xích Dự khi được hỏi nói rằng, người ta chết đi, con cái ai cũng muốn báo hiếu cho cha mẹ cả, họ không may mắn nên chết cùng 1 ngày, không lễ 1 đám trước làm tròn nghi thức mà đám sau k làm j. Ai ai cũng mong muốn người thân mình được trọn vện cả, thế nên phải có cách sắp xếp, phong tục sinh ra bởi con người nên con người cũng sửa lại phong tục cho phù hợp với con người. Thời buổi này, Hiếm có những vị chức sắc có tư tưởng nhân văn thế này lắm.”
LÀM
Tại Bình Thuận cũng hoan nghênh 3 việc.
[1] Mưtai siam (chết tốt) và Mưtai jhak (Chết xấu) kiểu nào cũng đem ra ngoài làng và đưa đi, thế là đến năm 2014, Nghiêm Xích bàn với Tổng Sư cả Văn Lương Độ – Sang mưgik Bình Thắng lúc đó là Chủ tich HĐSC soạn Quy ước thế là Chết xấu cũng có cách tân ra 2 trường hợp, chết bị tai nạn hay khác bị thân thể không còn nguyên vẹn thì mới đêm chôn liền, riêng chết trên nương rẫy, bệnh viện hay đâu miễn có người thân đều được Tiaup Kalơng ngủ 1 đêm trong nhà với con cháu, đấy là ân huệ quá tuyệt, bà con thấy tôn giáo có cách làm nhân đạo và họp tình người thế là cả 10 Sang Mưgik đều học tập.
[2] Việc cúng gia tiên Bbơng Muk kei thay vì bưng từng mâm cơm và mâm bánh ngọt cho từng người quá cố là nổi khổ của dòng họ lớn, tốn thời gian, có khi cúng cả buổi mới xong, khi đó canh cơm nguội hết, thế là 2013 Sư cả Xích Dự – Sang Mưgik Thanh Kiết cách tân khác 1 chút, thay vào đó ông cố nội ngoại 1 lần cơm bánh, ông bà nội ngoại 1 lần, cô chú 1 lần và con cháu 1 lần, Sư cả nói vì ngày xưa ngoại nội là xui gia đã là xui gia thì ăn chung 1 mâm với nhau có gì phải câu nệ. Việc làm này được học tập, nó nhanh gọn, lớp trẻ khoái chí vì không phải ngồi lên ngồi xuống cả buổi bưng bê, ít thì giờ mà lại hợp vệ sinh nữa.
[3] Đám tang 2 người chết 1 ngày thông thường ai chết trước người ấy làm tròn nghi thức, ai chết sau dù có lớn thế nào cũng đi không. Thế là sư cả Xích Dự vào tháng 7-2020 làm khác đi cho hợp tình, sắp xếp đám đi chôn 1 sáng 1 chiều, khi đám kia đưa đi chôn, đám này dỡ Ratơng ra khởi Kajang một chút và tượng tự. Thế là xã hội, nhà nước ca tụng cách làm hay và nhân văn. Thế nhưng đâu đó ở Bình Thuận vẫn còn 2 Sang Mưgik quá cổ hủ chưa nhận thức việc làm nhân đạo này và cho rằng như thế là phá đạo.