Hành trình Cham-65. Phụ lục-3. NGUYÊN DO NÀO VIỆT TIẾP NHẬN VĂN MINH CHAMPA? VÀ TIẾP NHẬN NHỮNG GÌ?

[Tút này chỉ đề cập khu vực phía Bắc]

Nguyễn Tiến Đông có bài nghiên cứu dài: “Yếu tố văn hóa Cham Pa ở kinh đô Đại Việt và vùng phụ cận”, đăng Tia Sáng, 2-8-2020. Xin tóm lược.

Ý CHÍNH (trích nguyên văn)

“Tại sao các yếu tố Champa lại ảnh hưởng tới Đại Việt đậm sâu như vậy?

Ở thời điểm vừa bước ra khỏi một nghìn năm Bắc thuộc, các vị vua Đại Việt phải khẳng định những dấu ấn mới của một quốc gia độc lập.

Nhưng tạo được một hình hài riêng như thế nào là một bài toán không dễ, bởi kinh thành Thăng Long được dựng lên bằng tâm hồn Việt, ý chí Việt nhưng rõ ràng những ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác là không nhỏ.

Đại Việt lấy nguồn cảm hứng từ phương Nam, từ Champa để tạo nên một đối trọng với phương Bắc, một diện mạo mới cố gắng tách khỏi sự ràng buộc trong văn hóa từ phương Bắc cũng là điều tự nhiên, hoàn toàn tự nhiên.

Từ nguồn văn hóa phương Nam này cha ông chúng ta đã nhận ra đây chính là một trong những yếu tố làm nhạt nhòa sự mô phỏng từ phương Bắc, hay nói theo cách của cố GS Trần Quốc Vượng là việc “giải Hoa hóa”. Nhờ đó tiền nhân chúng ta đã tạo nên một nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, và một kinh đô rất Việt nhưng cũng ẩn chứa nhiều tinh hoa của văn minh bên ngoài.

Cha ông chúng ta đâu có photocopy Champa, cha ông chúng ta học hỏi tiếp nhận và sáng tạo những tinh hoa ấy dựa trên một nền tảng văn hóa bản địa, trên nguồn lửa từ Mặt trời Đông Sơn bùng phát sau ngàn năm Bắc thuộc tưởng chừng như đã tắt để thắp sáng một ngọn lửa Việt không chỉ trên kinh đô Thăng Long mà còn trên cả xứ sở này.”

VÀI CỨ LIỆU (Inrasara tóm tắt)

– Dòng máu Cham trên đất Việt như làng mạc, con người…

– cả một quần thể di tích chùa chiền mang dấu vết Champa

– dấu vết các công trình dân sinh như những giếng nước mang đậm tính kỹ thuật của người Cham

– một nhân vật vừa mang tính vật thể vừa phi vật thể có nguồn gốc Champa, đó là những pho tượng Phỗng. Có trò diễn trong lễ hội làng gọi là trò Chiêm Thành

– những làn điệu dân ca

– và những dấu vết với cuộc khai quật di tích Hoàng Thành Thăng Long…

(đọc cả bài ở đây https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Yeu-to-van-hoa-Cham-Pa-o-kinh-do-Dai-Viet-va-vung-phu-can-25398)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *