Hành trình Cham-46. CÂU CHUYỆN CHƯA CÓ HỒI KẾT: SAI, “NGHIÊM TÚC RÚT KINH NGHIỆM”, VÀ KHÔNG… SỬA SAI?

Ở tút “Hành trình Cham-37. Sai, nhận lỗi, và sửa sai?, tút để kết thúc Sự cố 7-7. Nhưng rồi có kết thúc được đâu! Bởi nơi ấy không có ý định sửa sai.

Đâu là cơ sở xác minh, để biết sự vụ có hay “không ảnh hưởng đến tâm linh Chăm”?

[1] Về khoảng cách, có 3 thông tin:

– Ông Thành Nhảy Phó Ban QLDT, báo Tuổi trẻ, 11-7: “từ chỗ tiệc tùng đến “chân đồi Trầu” xa “gần 1km”.

– Ông Hồ Sĩ Sơn Giám đốc Sở VHTTDL, báo Văn hóa, 13-7: “bàn ăn cách xa khu vực I hơn 1km”.

– “Thông tin Báo chí” của Sở TTDL, 15-7: “ăn tối… cách tháp chính khoảng 01km”

Inrasara nhận định: Thành Nhảy là người Cham nên tỏ ra hiểu vấn đề hơn cả [“chân đồi Trầu”]. Biết, nhưng anh lấp liếm và cố tình nói sai sự thật. Rằng, không phải “gần 1km”, mà ngắn hơn rất nhiều [các bạn trẻ đã xác định].

Riêng 2 thông tin sau thì mơ hồ hóa sự vụ.

[2] “Nghiêm túc rút kinh nghiệm”

“Biên bản họp” ở Tỉnh vào sáng ngày 12-7 có đóng dấu đỏ cùng các chữ kí của:

– Ông Nguyễn Văn Linh, Trưởng Ban Di tích, và Bùi Thị Ngọc Hồng thư kí;

– Đại diện HĐCS gồm:

Cả sư Hán Đô, Chủ tịch HĐCS Chăm Bà-la-môn Ninh Thuận,

Cả sư Đổng Bạ, trụ trì tháp Pô Klong Girai [là tiếng nói quyết định về tôn giáo, tín ngưỡng ở khu vực tháp này],

Paxêh Lưu Sanh Thanh, Thư kí HĐCS Chăm Bà-la-môn, Ông Quảng Đại Hùng, Thư kí HĐCS Chăm Bà-la-môn. Ông Quảng Văn Đại, trí thức Cham, Thường trực HĐCS Chăm Bà-la-môn (cả ba cư trú ở khu vực tháp Pô Klong Girai);  

– Ông Phạm Văn Thành, đại diện Sở VHTTDL.

Cuộc họp đi đến…

“Kết luận: “Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn đã thống nhất đề nghị: quy định khu vực từ cổng soát vé vào trong khuôn viên di tích là khu vực tâm linh, không nên tổ chức ăn uống linh đình.”

[3] Không có ý định sửa sai!

“Thông tin Báo chí” do ông Nguyễn Trí Long, Phó GĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kí ngày 15-7-2020 giải thích “biên bản” trên thành:

“… các thành viên Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh (tham gia dự họp) đều thống nhất khẳng định chỉ khi tổ chức tiệc ăn uống trên khu vực tháp chính (khu vực 1) mới ảnh hưởng đến nơi tâm linh, tín ngưỡng, còn việc tổ chức tại khu vực cổng ra vào di tích thì không ảnh hưởng đến tâm linh, sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng.”

[4] Ý kiến Inrasara.  Trả lời báo Tuổi trẻ 16-7:

“nhà thơ Inrasara – một trong những người lên tiếng mạnh mẽ về sự cố đáng tiếc vừa qua – cho biết ông hoan nghênh việc rốt ráo giải quyết sự việc gây bức xúc trong cộng đồng người Chăm vừa qua của UBND tỉnh Ninh Thuận; cũng như việc tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm để không tái diễn của Sở VH-TT&DL. “Cộng đồng Chăm đánh giá cao sự cầu thị tiếp thu này từ tỉnh. Hi vọng từ sau sẽ có sự phối hợp tốt hơn giữa ban quản lý và cộng đồng”, nhà thơ Inrasara nói.”

Tuy nhiên, “Thông tin Báo chí” [3] DIỄN NGÔN NGƯỢC LẠI VỚI TINH THẦN kết luận của Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn ở “Biên bản phiên họp 12-7” [2], là không hiểu nổi!

Câu chuyện chưa có hồi kết…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *