Hành trình Cham-13. MINH GIẢI CHAM VỚI THẾ GIỚI

[& Tôi từ bỏ “nghĩa vụ khảo cổ”]

Kazuo Ishiguro nhà văn Anh gốc Nhật, Nobel Văn học 2017 cho rằng, đa số nhà văn Đông phương trong đó có nhà văn Nhật Bản khuynh hướng giải thích mình đến với thế giới. Họ sợ thế giới không hiểu hay hiểu sai mình. Cả ông giai đoạn đầu cũng hệt.

Inrasara cũng thế!

Ở phần kết Văn học Cham khái luận-1994, tôi đã nói khá rõ tôi không ý định làm nhà nghiên cứu thuần túy, mà là kẻ sắm vai giúp thế giới bên ngoài hiểu Cham.

Tôi đã làm được gì?

Các công trình nghiên cứu: Bộ Văn học Cham, Những cuộc đi & cái NhàMinh triết Cham, nêu bật tinh thần văn hóa Cham.

Còn các sáng tác, từ Tháp nắng đến Lễ Tẩy trần tháng Tư, Chuyện người đời thường, là tụng ca đời sống và tâm hồn con người Cham. 

Trước đây, người Pháp, và phần nào Việt

[vô tình, qua nghiên cứu của họ]

giúp thế giới hiểu Cham qua các công trình lịch sử và kiến trúc – điêu khắc. Tôi bổ sung và làm đầy sự hiểu kia: Tâm hồn Cham, qua các tác phẩm văn học. 

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2010 trao cho tôi, bởi nguyên do duy nhất đó.

Kazuo Ishiguro nói tiếp: Lẽ nào một nhà văn Đông phương mãi làm công việc “khảo cổ” kia. Sau thời gian ngắn, ông rời bỏ “nghĩa vụ” giải thích phương Đông cho phương Tây, để hướng đến những câu hỏi mang tính phổ quát hơn về con người: “Tôi muốn khảo sát xem con người thay đổi ra sao dưới áp lực to lớn của xã hội.” (Tia Sáng)

Lần nữa, Inrasara cũng làm thế!

“Đi tìm sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal” không chỉ cho riêng Cham, mà là – câu hỏi tinh thần độc đáo của tôn giáo này – thử tìm lối thoát cho hỗn loạn của thế giới hôm nay.  

Còn tìm được hay không, tùy Bà Trời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *