[xem thêm tút 22-3: “Cham giáo dục Đạo sĩ như thế nào? KINH NHẬT TỤNG CHO TAPAH”]
Tôn giáo nào bất kì đều có lời răn và điều cấm.
Răn cho tín đồ, cấm với chức sắc. “Răn” thì có thể vi phạm, chứ “cấm” là tuyệt!
Halau janưng Ahiêr, Tapah/ Baic là cấp cao nhất ở đó Pô Adhya sắm vai chức vụ lãnh đạo phụ trách ‘bimông’ (tháp). Thế nên lên đến cấp Tapah, là đã học hết bài!
Agal pakaup “kinh nhật tụng” cấp Tapah cấm làm những điều gì?
1. KHÔNG GIẾT NGƯỜI đứng đầu bảng.
Không giết người, cả không làm bị thương người, đơn giản bởi họ là con người. Ở thế buộc, Ông cũng có thể tham dự vào cuộc chiến giết người, nhưng đó phải là chiến theo tinh thần của Krishna trong Bhagavad-gita: Thực thi bổn phận để hóa giải khủng hoảng, và sau đó là lòng từ ái khoan dung.
2. KHÔNG THAM.
Từ tham của cải cho đến ái dục, tham quyền đến tham danh. Bởi từ tham dẫn đến sân và si chỉ cách nhau nửa bước chân. Mọi tội lỗi xuất phát từ tâm THAM đó.
3. Lời, cần cẩn ngôn.
Ngôn ngữ Ông biểu hiện TRÍ TUỆ Ông. Ông cẩn ngôn với hàng lãnh đạo, người kinh nghiệm (‘urang taha’ người già), cả với sinh linh thấp kém nhất, là người giúp việc.
Cẩn ngôn trước hết là với “con Thầy”. Thầy biểu trưng cho trí tuệ, con Thầy là phần mảnh của Thầy. Tôn trọng con Thầy tức tôn trọng trí tuệ.
4. HÀNH ĐỘNG tuân theo trí tuệ, chứ không qua cảm xúc nhất thời.
Ông ý thức thường trực về vị thế Ông: một Đạo sĩ. Tuyệt không để hỉ nộ ái lạc của phường giá áo túi cơm lung lạc Ông. Nhớ, Ông cứu độ họ chớ không để cho họ lung lạc.
Chữ ‘hix’ rất quan trong. ‘Hix’ là bị xúc động, cái cảm xúc mang tính tiêu cực.
Cụm từ ‘hix di gai grưng’ rất khó dịch. ‘Gai grưng’ cây trượng là biểu tượng tối cao, là vật bất li thân của vị Đạo sĩ Tapah.
Để chế ngự sự sự trên thế gian (‘pagrưng rim pakar’), Ông không được để cho xúc động chi phối. Ở đó rượu chè là một trong những căn cớ của rời bỏ trí tuệ.
5. Cuối cùng…
Phó thác mình vào GAI GRƯNG, Ông đọc câu thần chú sôrli lôgla sôrbik thì thân tâm Ông vững vàng, Ông vô ngại và bất hại giữa trần gian.