Giải trí siêu cấp. RÊN NGHỆ THUẬT

Sự số Văn hóa NTT, từ Sài Gòn về, tôi kể với Trà Vigia:

– Trên phone bảo “chuyện có tí mà bà con mình làm dữ quá”, khi mình nói: “không dưng bị đánh đau quá, bà con phải rên thôi”, thì trên bảo rên “bấy nhiêu đủ rồi”. Trà nói: Đánh đau nhiều chỗ thì rên lâu, hết đau mới thôi…

*

Ông bà Cham nói: ‘Pô Yang xarak di akok’: Pô Yang khắc lên trán [đầu].

Lứa chúng tôi, tôi là một trong vài đứa bị ‘xarak’. Bị kiểu ấy chả sướng ích chi, bởi nói thực chớ nhị khoái của tôi thì khác. Thơ với triết học nằm ở đầu bảng.

Thế nên tôi hai bận toan “thoát Chàm”, không đặng mới chịu. Lần nhất hổi 21 tuổi, tôi  cạo đầu tu Phật. Lần hai, 25 tuổi khi đang Ban Biên soạn, tôi quyết ôm hết hồ sơ Văn học và Ngôn ngữ Cham tặng hai bạn mà tôi nghĩ họ có thể đảm nhận (chuyện đã kể, miễn chi tiết).

Sau đại khủng hoảng Minh Mạng, bằng tâm NHẪN [‘ưn’] và tinh thần GIẢI SÂN HẬN [‘palai tung tian’], Glang Anak đã cứu cả dân tộc Cham sống sót.

Hôm nay sinh linh Cham bị đặt trước tình thế khác, nguy cơ khôn lường. Bà Trời hối hả đi xuống, tìm ai đó để ‘xarak’. Nhác thấy cái đầu hói nhô lên giữa đám nhóc Cham, Bà mới ấn cái dấu vào. Và tôi lãnh đủ!

Vụ này có nghĩa, khác với kiểu nói to của Sartre, tôi không có quyền chọn lựa, mà là kẻ BỊ chọn: chọn RÊN.

Trước khi bỏ đi, Bà còn quay lại căn dặn:

– Con cần RÊN liên tục. Nhớ là, rên phải tính khi to lúc nhỏ hiệp vần trúng điệu nghen con, không thì hết rên đó.

“Trúng điệu hiệp vần” còn hiểu được, hà cớ lại có cái câu thòng: “không thì hết rên”? Công án bí hiểm kia phải ba đêm vắt tay lên cái trán hói, tôi mới ngộ ra.

Và như phận nàng Kiều chịu luân lạc, sau 15 năm đóng cửa luyện công [tục gọi là giú mình trong bóng tối vô danh], tôi bắt đầu… rên.

Rên, và chờ đợi, và hi vọng…

Ở một tương lai gần, giữa cõi Cham xuất hiện một ĐẠI GIÁO CHỦ có khả năng thu phục cả cộng đồng đi theo, mà KHÔNG CHỊU SỰ ĐỔ VỠ. Như Pô Rômê hiện ra đúng lúc, thuở Champa đang vào thế mạt vận ở đầu thế kỉ XVII.

P.S.

[1] Đại giáo chủ [hay Đại luận sư] là người khả năng đánh đổ bộ phận tinh túy nhất [con người và tư tưởng] đang hiện hữu. Như Đức Phật, hay Long Thọ – dù xuất thân Bà-la-môn, đã luận chiến đánh bại các luận sư tài danh nhất của Bà-la-môn thời ấy.

Chứ không như không ít “nhà” Chàm hôm nay: Dùng chiêu bài mị dân lừa quần chúng, hay “trí thức” nửa mùa.

[2] Ở tút đăng hôm qua “Không cần tôn giáo mới…” có 2 còm phản bác:

– Một bạn trẻ cho rằng môn đại số học mà Tây phương đang dùng hiện nay là từ thế giới Hồi giáo thế kỉ VIII, nghĩa là Hồi giáo có đóng góp lớn, chứ không như ‘cei’ viết.

Tôi trả lời: Sara chỉ hạn định ở thế kỉ XX thôi. Bạn trẻ biết mình nhầm, xóa còm đi. – Karun!

– Emy Cham thì khác, còm: “Có 1 ý anh Inrasara nói, do Islam nên Chăm suy yếu và dẫn đến vong quốc. Anh nói phải có bằng chứng. Đừng có nói tào lao. Mọi người đều biết là anh ghét Islam nên anh tìm cách kết tội Islam”.

Tôi trả lời: “Viết đoạn ngắn mà bạn dùng 3 từ mang tính quy kết, và SAI TO.

1. Sara “ghét Islam” ở đâu? 2. “Kết tội Islam” ở chỗ nào? 3. “Mọi người đều biết”, mọi người là ai? Mới trao đổi mà đã xài chữ “tào lao” là hỏng rồi còn gì.

Về việc “ai” khiến Cham suy yếu đến mất nước, Sara đã bạch từ mươi năm trước ở vài bài viết. Trước nữa trong Văn học Cham khái luận (1994), bạn đọc lại đi. Đó là NGHIÊN CỨU KHOA HỌC nghiêm túc.”

Bạn này bỏ đi, không tiếng lục lạc ngựa ‘lihik yawa grông’.

Tóm ý từ Văn học Cham – Khái luận:

“Thế kỉ XIV, khi văn minh Ấn Độ suy thoái cả vùng Đông Nam Á (ý của sử gia Hall, Po Dharma có lặp lại), Champa tìm đến văn minh Islam. Nhưng rồi, thay vì tạo sức mạnh mới cho vương quốc, Islam xung đột với Ấn Độ giáo đang có mặt ở Champa như là quốc giáo. Xung đột này khiến Champa đã yếu càng suy yếu thêm. Trong khi chúa Nguyễn từ phương Bắc tìm đường sống, đang lấn tới.

Mãi khi Pô Rômê hóa giải và hòa giải được hai tôn giáo, đất nước chỉ còn từ nam Phú Yên trở vào. Champa sụp đổ không lâu sau đó.”

Đây là sự thật lịch sử. Nếu gọi là “kết tội”, thì tội từ 2 phía:

[1] Chúa Nguyễn tìm đường sống, quyết xâm lược!

[2] Bởi Cham phân hóa. Islam mới du nhập vào, Cham Ấn Độ giáo không chấp nhận, phản ứng lại. Xung đột này thể hiện sâu đậm trong văn chương (3 tác phẩm viết + văn học dân gian).

Dân gian còn kể khi bên kia bị quân Chúa Nguyễn tấn công, bên này đứng nhìn chớ không chịu ứng chiến, và ngược lại. Chơi kiểu đó thì làm gì gọi là đoàn kết tạo sức mạnh.

Xung đột dẫn đến phân hóa, phân hóa thì YẾU, là khó tránh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *