1. HAI CHIỀU MẶC CẢM
Qua vụ “báo động đỏ”, bạn FB-NP nhận mình “quen người Chăm đủ dạng: Cán bộ, trí thức, nông dân, làm thuê… có hết”.
“Tôi chưa bao giờ thấy người Việt nào ức hiếp người Chăm”
“Cũng chưa từng gặp trường hợp nào người Việt ỷ đông hiếp cô. Có thể mặc cảm các bạn lớn quá ko?”
Tôi bình trả lời: Đó là lối nhìn vấn đề xã hội quá “hồng”.
Tôi hiếm khi nhận hướng dẫn ai nghiên cứu về Cham, do đề tài nghiên cứu quá công thức, từ công thức đến… chán. Riêng Lư Thị Thanh Lê ở ĐH Quốc gia Hà Nội 2011 thì khác: Quan hệ cộng đồng giữa Cham Ahiêr và xung quanh (với Việt, Cham Awal…) là đề tài lạ, thú vị. Tôi từ Sài Gòn nhảy xe về “hướng dẫn” nguyên tuần. Nguyên tuần thầy trò đi vào các cộng đồng. Có một chi tiết “đắc”:
Thanh Lê cho biết đại ý có một bà người Việt ở làng nhỏ trong xã toàn Cham, than: “Ở đây họ ỷ họ nhiều, hay ăn hiếp mình lắm con”.
Tôi nói: Đúng, đó là mặc cảm ngược trong thế giới nhỏ bé của bà ấy, nơi Cham thuộc “đa số”.
2. TOÀN CẢNH HIỆN THỰC
Nhìn một chiều dễ thành phiến diện, từ phiến diện dẫn đến định kiến, là khó tránh. Còn nhìn quá “hồng” thì khi “hiện thực” xảy đến, lúng túng ngay. Cham Việt sống xen cư cộng cư 2 thế kỉ qua, va chạm và mặc cảm, có. Trước khi nêu vụ việc ra để phân tích, có vài điểm cần lưu ý:
– Tôi không nêu chuyện đời thường, mà các vụ diễn ra ở thượng tầng trí thức, bởi tại đây có đầy đủ tang vật có thể kiểm chứng.
– Tôi được hai bên [cộng đồng Cham lẫn phía chính quyền] cung cấp thông tin liên quan cần thiết, là điều chả sướng ích gì. Nói để bà con hay, tôi có thông tin nhiều chiều, có lẽ do họ tin TINH THẦN CÔNG CHÍNH của tôi.
– Tôi chỉ nêu chuyện tôi thấy, biết, tôi tham dự trực tiếp. Kể – tôi trách nhiệm về chi tiết mình đưa ra.
3. SỰ CỐ [KIỆN]
5 sự vụ tiêu biểu nhất ở 5 địa chỉ khác nhau (chú ý chữ viết HOA).
[1] Năm 2001, 1 vị GS-TS chủ biên 23 nhà khoa bảng viết “Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay”, nxb Chính trị Quốc gia [cơ quan NHÀ NƯỚC] in, trong đó có chương về Cham. Trong 23 tác giả này, không ít vị quan hệ thân mật với bà con Cham.
Ở đó nhiều chi tiết bày chuyện xuyên tạc trí thức Cham cực nguy hiểm, cho chung.
Tôi photo đến thầy Nguyễn Văn Tỷ. Ông thảo đơn phản bác, có chữ kí 19 nhân sĩ – trí thức Cham gửi lên trên.
Đại diện nxb về Phan Rang nhận sơ suất, nhưng KHÔNG XIN LỖI.
Đó là nhóm tác giả đứng về phía Nhà nước phê phán Fulro. Phía ngược lại, đứng về phía Fulro phê người bị cho là “đầu hàng chế độ” xem [2].
[2] Năm 2004, Tiến sĩ NVH ở Đại học Paris VII [nước PHÁP] viết bài nghiên cứu đăng tạp chí Champaka 4 bày chuyện xuyên tạc nhân vật Cham.
Bên an ninh photo mang đến tận nhà tôi ở quận Tư, tặng, không nói gì. Tháng sau, nhà nghiên cứu Cham Dôrôhiêm từ Mỹ mang về gửi tôi bản chính, kêu tôi viết phản bác, tôi nói: Từ từ đã, mươi năm sau chả muộn.
Năm 2017, tức 13 năm sau – tôi viết bài dài đăng vài web “quốc tế”, liên tục đặt câu hỏi với ông, ông không biết đàng nào mà mò, đành IM LẶNG.
[3] Năm 2009, nhà nghiên cứu NTT [cá nhân TRONG NƯỚC] viết bài dài đăng trang nhà “miệt thị”, “bôi nhọ” hầu hết trí thức Cham.
Một bạn thơ Việt link cho tôi.
Tôi viết bài giải minh đưa lên web Inrasara.com cho bà con thảo luận, ở đó nhiều trí thức Cham phản ứng rất gắt.
Bên an ninh cho biết có làm việc với ông ta, tôi không hỏi, nên không hay kết quả thế nào.
Ông ta im lặng và lẳng lặng sửa bài, KHÔNG MỘT LỜI XIN LỖI.
[4] Năm 2019, giáo sư QD [ở MỸ] trong câu chuyện văn hóa trong một video clip về Công chúa Huyền Trân, ở đó có nội dung “khinh thị” cả dân tộc Cham.
Ca sĩ Chế Linh phản ứng đầu tiên, sau đó tôi viết tút lên tiếng.
Ngay trong ngày, vị giáo sư này nhận sai sót, xin lỗi, và chính thức xin lỗi ở video clip kế tiếp.
[5] Mới nhất, vụ YEAH1 [Cty TRONG NƯỚC]
Chị Thám Tử post 1 video clip “xuyên tạc và bội nhọ” Cham. Tôi đặt tít “báo động đỏ” bởi chuyện lặp lại nhiều lần. Tuần tự:
Các bạn trẻ Cham biết chuyện, yêu cầu tôi lên tiếng; tôi thay mặt Cham mô tả sự việc cụ thể và khách quan; Chị Thám Tử kịp thời lấy video xuống và xin lỗi Cham (không chính thức) trên trang nhà.
Tôi trao đổi tìm hiểu cả hai bên. Đại diện nội dung YEAH1 hứa làm video clip nhận sai lầm và xin lỗi chính thức, sau đó THẤT HỨA.
Cơ quan Văn hóa đã có biên bản kiểm điểm và phạt hành chính [không đưa ra công luận].
4. NHẠY CẢM, SỢ & AN NINH QUỐC GIA
Khộ, là sự thể diễn ra từ hai chiều…
SỢ
Vụ Điện hạt nhân, một “trí thức Cham uy tín” đi Đà Lạt về nổ ông đã phản đối dữ. Khi tôi hỏi tên tuổi, và: “Xin lỗi bác phản đối với ai, có ai chứng kiến không”, bác hỏi: “Để làm gì thế?” Tôi nói: “Sara đưa vào hồ sơ”. Thế là lủi mất.
NHẠY CẢM
“Tôn giáo và Dân tộc” là hai thứ cực nhạy cảm ở ta.
Sau 2 năm, nghiên cứu sinh Thanh Lê cho tôi hay do nhạy cảm, đã chuyển đề tài.
Anh bạn Cham làm việc ở Tỉnh hỏi ý kiến tôi vụ “Bà-ni – Hồi giáo Bà-ni”, nhưng khi tôi xin văn bản chính thức, thì “tài liệu mật anh à”. Dĩ nhiên tôi cũng lấy được từ chỗ khác, để HIỂU, chớ dại gì tôi tự “làm lộ bí mật quốc gia”!
Ở ta, bên cạnh chính trị quân sự, bao nhiêu thứ đều đẩy vào “an ninh quốc gia” cần tuyệt mật – là xong. Là kết sổ.
KINH NGHIỆM CỦA TÔI.
Ít nhất 20 lần tôi phản ứng báo chí viết sai về tôi, về Cham. Ngoài lần duy nhất báo Văn nghệ của Hội Nhà văn, còn lại tất cả đều đăng xin lỗi, đính chính ngay NƠI XUẤT PHÁT [báo, trang] viết sai bậy. Nghĩa là rất sòng phẳng.
Vụ “báo động đỏ” liên quan đến “nhạy cảm dân tộc” Việt Cham, nếu YEAH1 xin lỗi chính thức và CÔNG KHAI, bằng chính phương tiện đó không hay hơn để “chìm xuồng” sao?