Chuyện vui XỨ QUẢNG

  1. HỌC TRÒ XỨ QUẢNG ĐIỂM THI VĂN CAO NHẤT NƯỚC: VÌ SAO?

[trích & biên tập từ Tuổi trẻ, 17-7-2019]

 

Quảng Nam là tỉnh miền Trung được biết nhiều với các văn sĩ, trí thức nổi tiếng, đặc biệt là giới nhạc sĩ “chiếm một binh đoàn đông đảo” làng thơ nhạc Việt Nam.

“Người Quảng hay cãi” là một trong những “cá tính Quảng”.

Quảng Nam là vùng đất có những khung cảnh, những vùng nông thôn rất đẹp, đặt chân tới thì người khô khan nhất cũng có thể… làm thơ, nói chữ”.

“Không chỉ bối cảnh, tính cách người Quảng cũng rất đặc biệt: ghét – thương thể hiện rất rõ.” Người Quảng từ trong máu đã có chút “nghệ sĩ, có tố chất văn chương”.

Văn hay cũng cần “phải có tư duy, có lý luận, chữ đẹp”. “Các em viết vừa có tâm hồn, vừa thoát chữ; tư duy mạch lạc, lý luận đâu vào đó.”

“Phong trào đọc sách, nhất là sách văn chương trong nhà trường rất tốt. Có huyện như huyện Duy Xuyên còn bỏ tiền ra in sách tặng học sinh, đi đầu trong phong trào đọc sách. Đó là những mầm ươm để học sinh học văn chương tốt”.

Còn nguyên do nào nữa…?

 

  1. NGƯỜI XỨ QUẢNG PHÁ CÁCH, VÌ SAO?

 

Đạt điểm thi môn văn cao nhất nước [chưa bàn về nội bộ chuyện thi cử ở ta], dễ bị hiểu người xứ Quảng thiên hướng chuẩn mực, mô phạm, nhưng không. Lịch sử Việt Nam hiện đại, thử nêu vài nhân vật tài hoa và phá cách nhất mà tôi từng được biết. Họ hội đủ 3 yếu tố:

– Đứng ở hàng đầu [nếu không muốn nói là số 1]

– Tạo ảnh hưởng sâu rộng

– Hướng về phía tiến bộ.

Chí sĩ Phan Châu Trinh

Đại thi hào Bùi Giáng

Nhà giáo, nhà toán học Hoàng Tụy

Nhà văn, đại trí thức Nguyên Ngọc

Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn

Nhà văn [hiện tượng] Nguyễn Nhật Ánh

Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc

Tay chơi chữ nghĩa Ly Doi Lý Đợi

 

7 nhân vật trên khủng thế nào thì miễn bàn, riêng trường hợp Lý Đợi cần có minh giải. Cùng với Bui Quang Vien Bùi Chát, trong vòng một thập niên 2002-2012, Lý Đợi với Nhóm Mở Miệng và nxb Giấy Vụn đã làm cái rạch ngang dòng chảy văn học sử Việt Nam hiện đại. Là hiện tượng có một không hai trong thế giới chữ nghĩa Việt hiện thời, tác động sâu và rộng đến bản thân văn học và đời sống văn học hôm nay.

 

  1. NGƯỜI QUẢNG ĐỘC ĐÁO, VÌ SAO?

 

Người Quảng, lai giống Việt Cham thì rõ rồi.

Đại Việt chiếm Amaravati, sinh linh Cham không bỏ đi hết, mà ở lại. Người Việt từ miền ngoài vào, và cả từ Nghệ Tĩnh [không ít tù binh Cham ra Bắc rơi lại, hay trốn về nửa đường ở lại] vào đất Quảng, làm cuộc lai giống vô tiền khoáng hậu. Đến Tú Trung Hồ kêu: “Chúng ta là người Chàm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm”.

 

Thế nhưng, sự lai văn hóa mới mang tính quyết định, để làm nên tính cách Quảng.

Văn minh Champa thời cực thịnh là ở Quảng Nam. Văn hóa Cham với Việt có nhiều khác biệt, tạm nêu 3 điểm chính yếu:

– Cham nhận ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Việt [lịch sử] từ Trung Hoa;

– Cham có chữ bản địa sớm nhất Đông Nam Á: thế kỉ IV, trong khi người Việt rất muộn;

– Nếu người Việt mạnh về đất liền chuộng ổn định, thì Cham là dân tộc của đại dương mang tinh thần phiêu lưu, khai phá.

Hai dòng văn hóa và tính cách kia lai tạo làm nên con người Quảng đầy dị biệt, không là chuyện lạ.

 

Minh định.

Đất Quảng sinh khối đứa con cộm cán, Chuyện vui-2 nhấn về nhân vật của HÔM NAY. Ở đó có vài tên tuổi cần đến sự minh định.

Bùi Giáng cùng với Trần Dần, là hai khuôn mặt thơ độc đáo, bi đát và bi tráng nhất của lịch sử Việt hiện đại. Sáng tác của Bùi Thy Sỹ vô cùng đồ sộ. Ở Hội thảo LLPB Trung ương, tôi nói chỉ có nhà phê bình ngoại khổ mới có thể tiếp nhận và tường minh loài sáng tạo ngoại khổ như chữ nghĩa Bùi Giáng.

Nguyên Ngọc, tôi gọi ông là “đại trí thức”. Khi hết nhiệm vụ nhà văn, ông làm người tổ chức. Tổ chức báo Văn nghệ thời Đổi mới, qua đó tạo cơ hội cho không ít nhà văn chệch chính thống sáng giá xuất hiện và thể hiện. Vai trò và vị thế của ông ở Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh, Giải Sách Hay của IRED, và nhất là Văn đoàn Độc lập, là không thể chối cãi. Phản biện nhiều vấn đề nóng bỏng của đất nước, đồng thời là nhà văn duy nhất (?) chối bỏ cả Giải thưởng Nhà nước lẫn Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nguyễn Nhật Ánh, là hiện tượng độc nhất vô nhị của chữ nghĩa Việt đương đại. Nhìn từ phía thế hệ thiếu niên, ông đứng ở vị trí number ONE! Thế thôi cũng đã đủ.

Riêng Lý Đợi, cái phá của hắn giá trị gấp trăm lần hơn mớ xây của khối người viết hiện thời. Giữa xã hội toàn trị này, hắn thòi mặt ra, dám phá, và biết phá – tới cùng. Cái phá kia tạo ảnh hưởng dây chuyền đền nhiều cây bút cùng thời. Cũng là một hiện tượng.

[Giai thoại vui. Tôi quen Lý Đợi từ hắn mới ló mặt chữ nghĩa, không chú ý lắm đến dung nhan hắn. Mãi khi thi sĩ Nguyễn Quốc Chánh một lần kêu: Đợi giống Sara thiệt, tôi mới ngó kĩ, và thấy hắn cũng có vẻ đẹp trai thiệt]

 

 

CÒN NGUYÊN DO NÀO NỮA…?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *