TỪ FUKUSHIMA DAIICHI, NHÀ THƠ INRASARA NÓI

Asahi Shimbun, 29-6-2019

(một sinh viên Việt ở Nhật dịch, Inrasara có chỉnh sửa)

Nhà thơ Inrasara, 61 tuổi, người đã phản đối kế hoạch xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản sang Việt Nam, lần đầu tiên đến thăm Nhật Bản tại khu vực sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, và giảng bài tại Tokyo. Trả lời phóng viên báo Asahi Shimbun vào ngày 24-6, ông nói lên cảm xúc ở khu vực bị ảnh hưởng là “cảm giác cay đắng nhất trong đời ông”.

 

Inrasara là dân bản địa Chăm sinh ở Ninh Thuận, tỉnh cực nam miền Trung Việt Nam, nơi có khoảng 75.000 người Chăm sinh sống.

 

Đó là vào năm 2008, đại diện Chính phủ đến tư gia ông ở tỉnh Ninh Thuận thảo luận về việc xây dựng nhà máy hạt nhân. Chính Inrasara đã lên tiếng phản bác ngay lúc đầu. Có hơn 100 đền tháp và điểm tôn giáo tín ngưỡng trong phạm vi 30km của khu vực quy hoạch. “Tôi nghĩ tất cả những thứ quan trọng sẽ biến mất nếu tai nạn hạt nhân xảy ra”

 

Nhật Bản đóng một vai trò trong việc thúc đẩy lập kế hoạch. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Việt Nam vào tháng 10-2010, đơn đặt hàng từ Nhật Bản cho nhà máy hạt nhân thứ hai đã được quyết định. Chính phủ Nhật Bản đã không thay đổi chính sách xuất khẩu của mình sau vụ tai nạn Fukushima ngày 11-3-2011. Việc tái định cư của cư dân trong tỉnh cũng đang tiến hành.

 

Tuy nhiên, vào tháng 11-2014, chính phủ đã quyết định rút tờ giấy trắng. Lý do được cho là “khó khăn tài chính”, nhưng Inrasara nói, “Có một lý do không có bất kỳ tờ báo nào đề cập, là việc mọi người đang đấu tranh phản đối nó.”

 

Tôi đến Nhật Bản thăm thực địa khu vực thảm họa, vừa nói chuyện ở các Đại học, v.v. Cảnh tượng tôi nhìn thấy ở khu vực khó phục hồi như là “như một vùng đất chết”. Đền thờ “bị bỏ rơi”, chuồng bò trống trơ, nông dân thất nghiệp. Trong lớp học nơi thời gian đã dừng lại, không có tiếng cười của trẻ hay sự xuất hiện của giáo viên. Người ta kể lợn rừng đang xâm chiếm chuồng bò, và đất nông nghiệp thành cánh đồng bị đốt cháy bỏ hoang.

 

Tôi nghĩ về cuộc sống của phận người sống vùng đất đó. “Tôi cảm nhận sâu thẳm rằng vụ tai nạn hạt nhân đã lấy đi ký ức của con người không thể trở lại cố hương.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *