Tôn giáo Ahiêr Awal. HALAU JANƯNG, CÓ NÊN PHÊ PHÁN KHÔNG?

Halau janưng giới chức sắc Cham, cả Ahiêr lẫn Awal gồm những ai, xuất thân từ đâu, được đào tạo như thế nào, được hường những gì, và hiện trạng, vân vân tôi đã trình bày ở loạt status hồi năm 2017. Nay chỉ xin nhấn về vài khía cạnh cộm hơn cả, qua đó thử đề nghị thái độ “trí thức” Cham với các vị.

 

  1. Thái độ tín đồ nhất là thành phần “trí thức” Cham với Halau janưng nhìn chung là khá tiêu cực. Than oán có, phê bình có, thậm chí cả mạt sát. Status của Tâm Thành Thy nhận cái phản hồi đáng lo của một “trí thức”, ý rằng “cải cách sẽ mất miếng ăn của các vị”.

Không sai! Nhưng facebook không phải là chỗ phê phán, một phê phán ném ra rồi quay đi gần như là vô trách nhiệm. Nữa, với quần chúng thì không nói, người có học phải thái độ khác.

Cá nhân, tôi lên tiếng [trong đó có phê bình] về mọi chuyện, riêng Halau janưng Cham tôi tránh tối đa, và có thể nói: chưa hề.

Câu hỏi: Có nên chê Halau janưng không, cần đến một hiểu biết sâu và xa thực trạng vấn đề.

 

  1. Sơ lược…

– Chức sắc Cham thường do cha truyền con nối, hoặc ít ra phải là người của giòng dõi Halau janưng. Xưa thì được xem là đặc tuyển xứng đáng, nay không còn như thế nữa, bởi họ biết mình đang tiếp nối guru không thuộc hàng ưu tú.

– So với vị thế bác sĩ, kĩ sư hay nhà văn, vân vân, Halau janưng không sang trọng bằng, từ đó ít được cộng đồng tôn trọng. Sợ, nhưng không nể vì. Nhiều đứa con trai của Cả sư từ chối nối dõi đa phần xuất phát từ tâm lí đó.

– Quyền lợi, ngoài một, hai palei và vài trường hợp cá biệt, thường thì những gì các vị nhận hoàn toàn không tương xứng. Đã thế, do thiếu tổ chức, nên thu nhập thiếu ổn định từ đó ít nhiều xảy ra “tiêu cực”.

Từ 3 nguyên do trên, không lạ, khi rất hiếm người muốn nhập Halau janưng. Đa phần vào vì thế buộc, cả để trả chữ “hiếu” nữa.

– Mặt khác Halau janưng Cham đa phần kiến thức phổ thông trung bình và dưới trung bình, chuyên môn lại không được đào tạo bài bản, thời gian tập trung vào kinh sách không có hoặc có nhưng chểnh mãng, thế nên nhiều lúc việc “hành đạo” xảy ra tình trạng lúng túng và tùy nghi. Tùy nghi đến mỗi thầy, mỗi vùng có những sai lệch cục bộ, cục bộ và tùy nghi cả trong việc hưởng “lễ”.

 

  1. Hiện trạng đó, tín đồ phổ thông thì than phiền, còn bộ phận hiểu biết có đủ cớ… la. Lắm lúc la rất to, chỉ để tỏ ra mình hiểu biết. Có nên không? Than thở, rầy la có thêm gờ-ram mỡ nào không? Ở đây ta thử nhìn sâu vào sự việc, phân tích thấu đáo vấn đề một lần, xem nó ra sao.

– Cham mất nước, bộ phận ưu tú nhất đã đi xa, các sinh linh Ralang Kajōng (lép với bui bui) ở lại, trong đó có tôi, anh, và cả các vị hôm nay đang là Halau janưng phục vụ đời sống tâm linh cho chúng ta. Có la, thì hãy la mình đầu tiên, bạn có dám hôn?

– Kinh sách thất tán khắp nơi, còn sót lại chỉ là những mảnh vụn. Các “nhà” thời hiện đại tiếp nhận bộ phận ấy cũng chưa được đào tạo bài bản. Tại chốn này, ai vỗ ngực lép ta đây ngon lành, thì phải nói là liều. Khi hiểu sâu thẳm sự thể, bạn còn dám vỗ nữa không?

Làm gì? Chớ vội trả lời, mà hãy NHÌN SÂU vào câu hỏi…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *