Tư duy mở-11. MỞ, ĐỂ SUY NGHĨ KHÁC

Ngụ ngôn. Cham nằm mơ, sáng dậy đoán mộng xem còn nợ thần Yang nào không, để mà làm lễ trả. Người Việt nằm mơ, thức giấc chạy ùa ra chợ đánh số đề. Dân Đức thì khác, Freud tổng hợp giấc mơ của mình và cả của bệnh nhân, phân tích, lí giải chúng để dựng nên lí thuyết, từ đó mở ra một trào lưu triết học ảnh hưởng đến toàn nhận loại.

Ngụ ngôn là thế. “Xuyên tạc” xíu, mua vui.

Đó không phải tính cách một dân tộc, mà do CƠ CHẾ GIÁO DỤC với lối dạy và học lâu ngày tích tụ lại thành… truyền thống. Truyền thống và thói quen hình thành từ giới có học, giới văn nghệ lây lan sang bộ phận người thưởng thức, giới bình dân.

Nguyên do xuất phát từ cách định hướng giáo dục ở tầm vĩ mô.

Trong khi Nhật…

“Năm 1854, tàu chiến của Commodore Matthew Perry buộc Nhật Bản phải mở cửa giao thương, kết thúc hàng thế kỷ khép kín. Nhật Bản nhận ra, thiếu kỹ thuật hiện đại sẽ dẫn tới sự yếu kém về quân sự. Một nhóm các samurai có học thức đã buộc nhóm shogun đương quyền thoái vị vào năm 1868 và khôi phục ngai vàng cho Nhật hoàng. Chính quyền mới gửi các thanh niên trẻ sang Đức, Pháp, Anh và Mỹ để học ngoại ngữ, khoa học, kỹ thuật, y học và thành lập các trường đại học theo phong cách Tây Âu tại Tokyo, Kyoto và một vài nơi khác” (Laurie M. Brown & Yoichiro Nambu, “Những thập kỷ khó quên của vật lý lý thuyết Nhật Bản”, Tia sáng, 27-8-2010).

Còn ta thì…

Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh và nhiều thức giả đã từng mong như vậy. Nhưng Việt Nam thì khác. Năm 1858 “khác”, năm 1945 “khác”, 1975 lại “khác”. Mở cửa “khác”, hậu Đổi mới ta tiếp tục “khác”. “Khác”, nên ta mắc vào 5 lãng phí lớn. Đó là lãng phí thời gian, tiếp đến là lãng phí tiền bạc, rồi lãng phí chất xám, sau đó là lãng phí cơ hội, và cuối cùng là lãng phí niềm hi vọng của tuổi trẻ (ý P. Darriulat).

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *