Em tập phản biện-26. ĐỘC ĐOÁN, TỪ TOÀN TRỊ ĐẾN FACEBOOK

Năm 2014, một nhà phê bình viết phê phán luận văn Nhã Thuyên đầy 2 trang báo to đùng, tôi viết phản biện cũng ngần ấy chữ, gửi đi, bài bị gác lại. Năm sau, một nhà phê bình khác viết phê phán tôi đăng báo, tôi viết trao đổi, báo im. Cùng năm, tôi và một nhà phê bình tranh luận về thơ, có nói đi nói lại [ra vẻ dân chủ], cuối cùng BBT cho “đối thủ” tôi có tiếng nói cuối cùng [hợp ý BBT], tôi thì không.
Đó là độc đoán toàn trị: Họ chỉ cần nghe tiếng nói của/ giống mình.

Độc đoán FB thì khác.
Nó áp đảo tiếng nói khác biệt, bằng nhiều thứ: Cánh hẩu “like” hùa nhau, chưởi bới người khác ý kiến, có kẻ biết bạn mình sai thì nhảy vào bàn lạc đề, còn chủ FB khi túng thế thì delete, block. Thế nên tranh luận trên diễn đàn FB, bề ngoài có vẻ TỰ DO, nhưng rất khó đạt đến sự thật.
Đấy chính là độc đoán của thế giới ảo.

Ở DIỄN ĐÀN THẬT, tham dự là người quan tâm và hiểu biết vấn đề, và nhất là vì có người thứ ba CHỦ TRÌ điều hành…
– không có nhận định lãng nhách gây phân tán;
– càng không có tiếng chưởi bới tục tĩu ở đó;
– đồng bọn cũng không dám lên tiếng hùa theo khi biết bạn mình sai;
– ai bàn lạc đề nhằm đánh trống lảng thì bị chỉnh ngay;
– bạn cũng không thể block người phản biện, cùng lắm là bạn bỏ đi.
Tất cả đều phơi bày trước bàn dân thiên hạ có trình độ, họ nhận biết vấn đề đang bàn, và cảm nhận sự đúng sai.
Hiệu quả là vậy.

Thế nhưng Việt Nam hôm nay tìm đâu ra DIỄN ĐÀN DÂN CHỦ thực!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *