Em tập phản biện-22. LÀM NHÀ VĂN, HÃY CẮM ĐẦU SÁNG TÁC ĐI

Hồi năm 2008, trao đổi với tôi trên Vanchuongviet, nhà văn MVL kêu như sau:
“Các trào lưu văn nghệ… đó là chuyện… ở bên Tây, còn chuyện ở xứ Ta thì… còn phải xét lại. Nhà văn, anh cứ sáng tác, chỉ biết sáng tác, theo quan điểm, lập trường; theo khả năng của riêng mình, còn “gọi là gì” thì nên dành cho người đọc, cho quý nhà phê bình, cho lịch sử văn học mai hậu”.
Vụ này đọc bài “Chủ nghĩa ‘mình thì khác’” của Nguyễn Hưng Quốc, đảm bảo vui.
Dẫu sao tôi cũng nên góp thêm đôi lời.

Nếu nhà văn “cứ sáng tác, chỉ biết sáng tác”, đích thị là sáng tác cảm tính rồi còn gì. Một nền văn học cảm tính thì sẽ trôi về đâu? Thực tế, các nhà văn lớn trên thế giới, chẳng những “ chỉ biết sáng tác” thôi mà còn [ý thức sâu thẳm hay làm] lí luận nữa. Apollinaire nhà thơ song hành với Apollinaire nhà lí luận phê bình; ông cũng không chỉ phát ngôn cho thơ thôi mà còn cho cả hội họa. Rồi Paul Valéry, J-P. Sartre, Y. Bonnefoy…
Có ba dạng sáng tác: dạng viết theo cảm tính, dạng song hành với hay đi sau lí luận [của kẻ khác], và cuối cùng là dạng lí thuyết đi trước sáng tác.
Còn ở ta, nhà văn không bàn, không muốn bàn, không dám bàn vì, không khả năng bàn, thậm chí – dị ứng với lí luận. Văn chương ta luôn dừng lại ở phong trào, là vậy. Đa phần nhà thơ Việt Nam luôn chịu định mệnh một bài, một tập, là thế. Không thể đi xa… Không ít sáng tác có dấu ấn là sáng tác ăn may, ăn mòn vào năng khiếu “trời cho”. Một nhà thơ ăn may, thì nó sẽ đến đâu?

Ổng ở trên tưởng mình nắm chắc chân lí ghê lắm, nên thêm:
“kinh nghiệm ở phương Tây loại này không tồn tại được lâu dài”
Đúng lăm lắm. Bởi nó đâu cần tồn tại lâu dài. Đơn giản, nếu nó cố kéo dài tuổi thọ, chính nó tạo thành lực cản ngăn sự phát triển của văn học! Và nguy cơ hình thành lực lượng cầm bút bảo thủ mới.
Trào lưu siêu thực đã chết sớm, nó CẦN CHẾT SỚM, ĐỂ ĐƯỢC… SỐNG.
Và hãy nhìn xem nó tác động đền văn học nghệ thuật thế giới thế nào!

_____
Ch. Fredriksson: “Ý tưởng dường như có tính tiên quyết, xem người nghệ sĩ làm gì và làm như thế nào với tác phẩm của mình, để làm sao cho tác phẩm ấy có hiệu quả nhất khi đến với công chúng. Nhưng dường như ở Việt Nam các nghệ sĩ ít thích bàn về điều này, họ thường thích làm tác phẩm hơn là nói về các tác phẩm của mình. Họ cho rằng tự tác phẩm đã nói lên điều đó. Nhưng ở trường chúng tôi lại khác, khi một nghệ sĩ làm nghệ thuật thì điều đầu tiên họ phải được học về các vấn đề lí luận nghệ thuật. Sau đó họ bắt đầu viết các dự án nghệ thuật thành các bài viết, rồi mới đến công việc thực hiện các ý tưởng đó. Công việc này được lặp đi lặp lại trong các năm học. Do đó khi một người nghệ sĩ ra trường có nghĩa là họ đã có một năng lực lí luận nhất định”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *