LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẦU TIÊN VỀ PHÊ BÌNH [CỦA] INRASARA

Chu Minh Anh Thơ với “Đóng góp của Inrasara trong phê bình văn học”
Chuyên ngành: Lí luận văn học – Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 2018.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hồ Quang

Trích:
Inrasara là một nhà thơ, một nhà tiểu thuyết, một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm được ghi nhận trong văn học đương đại Việt Nam. Sáng tác thơ là lĩnh vực đưa tên tuổi ông đi xa nhất, ra khỏi biên giới của dân tộc và đất nước mình. Nhưng bên cạnh đó, ông còn là một nhà phê bình văn học đầy tự tin và bản lĩnh. Inrasara không ngần ngại đi đường trường một mình, ông viết phê bình như một hành động để tự thức và khai phóng. Các bài tiểu luận, phê bình sắc sảo của ông gây chú ý bởi tư duy và phương pháp viết mới mẻ, độc đáo. Chúng tôi tự hỏi liệu bức tranh phê bình văn học đương đại Việt Nam sẽ như thế nào nếu thiếu đi tiếng nói thẳng thắn và mới mẻ của Inrasara?
“Đóng góp của Inrasara trong phê bình văn học” có thể coi là một cuộc thám hiểm vào miền đất lạ của người viết. Trong quá trình đọc và nỗ lực nhận diện lối phê bình của Inrasara, người viết đã phải không ngừng phản tỉnh và nhiều lúc, thật không dễ dàng để từ bỏ những lề lối đã in hằn trong nếp cảm, nếp nghĩ. Bởi vậy, dõi theo hành trình phê bình của Inrasara và chỉ ra những thành tựu của ông cũng là một phương cách để người viết có dũng khí từ bỏ và vượt thoát chính mình.
… Ngay từ khi mới ra mắt, phê bình thơ của ông ngay lập tức nhận được phản hồi, cả tích cực lẫn tiêu cực khi ông góp mặt và có những hoạt động tích cực cho nghiên cứu văn học Việt Nam. Sự đối thoại hết sức cởi mở và thẳng thắn đến thẳng thừng của ông đã khơi dậy không ít cảm hứng tranh biện nơi người đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *