Là sự vụ rất đáng khui bia ăn mừng.
1. Bốn năm trước, chính lỗ tai tôi nghe con gái một ông bạn Cham kể với bạn mình rằng, bố nó là đại ca của… Inrasara. Tôi cứ nửa tin nửa ngờ tên lại trùng tên. Hay bọn trẻ đang nói về ông Sara nào đó? Thế rồi lai rai lỗ tai tôi tiếp tục nhận thông tin trên cả tuyệt vời ấy.
Không tin được dù đó là sự thật. Why? [tiếng Tây].
Kẻ kém tôi đủ thứ, mà kém xa lại là đại ca của tôi, mới tài. Nghĩa là kẻ ấy thèm có đệ tử, thèm có đàn em. Thèm quá nên không nhớ mình là ai. Đầu độc con gái mình chi vậy không biết.
Chớ đại [ca] sư thứ thiệt như Krishnamurti đuổi đồ đệ như đuổi tà.
Tôi cũng có học [đòi] được tinh thần ông ấy. Tôi xua tay ngay kẻ nhận là đàn em Sara, hay ai đó kêu tôi bằng thầy. Tôi dạy dỗ bạn bao giờ?
Đó là do mặc cảm [tự tôn hay tự ti, hoặc cả hai gộp lại] mà ra.
2. Không lên chức đại ca tôi đặng, thì ở chiều hướng ngược lại, nghĩ tôi [ý đồ] đại ca ai đó! Chả lạ, khi mấy hình dung từ đại to cồ bị/ được vài cây bút Việt cặp đôi với tên tuổi Inrasara, như: “chủ soái văn nghệ”, “minh chủ thơ ca” hay “lá cờ đầu cách tân” gì gì đó.
Một FBker viết nguyên văn nè: “… tôi có cảm giác anh đã đi quá xa khi muốn trở thành một chủ soái văn nghệ và lái thế hệ trẻ non dại theo hướng nghĩ của anh”.
Trước nữa, một nhà văn cao niên viết bài phê bình dài cho tôi “tưởng mình là lá cờ đầu nhà thơ cách tân hiện nay. Đừng vội!”. Chu choa, mẹ tôi ơi.
Ôi là “chủ soái”, ôi là “lá cờ đầu”! Tôi có tưởng [bở], hay có ý đồ đó hồi nào và ở đâu mô. Mà sắm vai đó làm chi ở thời buổi quái quỷ này nhỉ. Cắt khẩu như chơi.