Gặp gỡ nhà thơ Inrasara
Thứ Bảy, chiều 27-1-2018, 7 giờ – 9:30 giờ.
Địa điểm: Quán Cà phê Coeverything, lầu 1, 146 Võ Văn Tần. Q3 – TP. Hồ Chí Minh.
Hai thế kỉ qua và trước nữa, người Cham lưu lạc qua định cư nhiều đất nước khác nhau; ở Việt Nam, Cham đang sinh sống tại 10 tỉnh thành khác nhau; đâu là điểm đặc trưng nhất để CHAM NHẬN DIỆN ĐƯỢC MÌNH, từ đó nối kết?
Đâu là đóng góp quan trọng nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam? Và cho thế giới?
Giữa dòng sống bề bộn, cấp tập và thay đổi nhanh chóng của hôm nay, làm thế nào Cham có thể vẫn: BẢN SẮC, YÊU THƯƠNG & SÁNG TẠO?
Là 3 câu hỏi cốt tủy về Cham tôi tìm cách trả lời – từ 4 thập niên qua.
ĐẶC KHẢO CHAMPA với Cội Việt, 27-1-2018, là một.
Trích Wikipedia:
“Sinh trưởng ở làng Cham cổ nhất Việt Nam, ông là nhà thơ gốc Cham nổi tiếng của Việt Nam hiện nay. Ngoài làm thơ, ông còn nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật văn học và ngôn ngữ Cham, đồng thời là chủ biên của tuyển tập Tagalau, mục đích giới thiệu văn học Cham và nâng đỡ, khuyến khích các cây bút Cham trẻ tuổi.
Thơ của ông được đánh giá là giàu ý tưởng và mang nhiều tính ẩn dụ. Là loại thơ nặng chất triết luận, thứ triết luận từ nghiệm sinh và đang hướng đến những hoài nghi, đối thoại và biện giải cuộc sống, nên hơi khó hiểu… Tuy nhiên mọi người đều công nhận tài năng và sự đóng góp to lớn của ông trong việc nghiên cứu, sưu tầm văn học Champa.
Ông còn là một nhà phê bình văn học được đánh giá cao vì luôn cổ suý những cái mới trong văn học nghệ thuật.”
“Kal bui lai dalam pađwa rôk hwơng tanrāk pađiak
Ai ba athar pajeh mưng palei pakan drāk alok hamu bhum
Mei pađīk pajeh birau tamư ragam klak
Ār harơk danưy yawa xap pôic halim bar.
Khi niềm vui tan trong nỗi đau vỡ hoang ánh nắng
tôi mang hạt giống thu hoạch phương xa gieo cánh đồng làng
em nhân giống dân ca vào giai điệu mới
bờ cỏ vang vang ngôn ngữ được mùa.”
(trích ATHAR PAJEH BAL BIRAU – “Hạt mùa mới”, thơ Inrasara)