ĐỂ KHÔNG ẢO TƯỞNG [Đào Tiến Thi]
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.
Nghĩ rộng ra, việc giành các giải cao trong các kỳ thi toán quốc tế của Việt Nam cũng thế thôi. Đội của nước người ta là đội nghiệp dư, do các hiệp hội dân sự lập nên, đi thi cho vui, có tiền tài trợ thì đi, không có thì thôi. Trong khi đó đội của ta được chọn từ những phần tử ưu tú nhất, nhà nước chi tiền để luyện tập, luyện hết năm này qua năm khác, đúng như kiểu nuôi gà chọi. Giải to nhưng chắc gì đã vẻ vang? Mà quan trọng hơn, cuối cùng thì những cái giải này giải quyết được vấn đề gì cho đất nước? Những học sinh giỏi toán, ngoài giải những bài toán “hóc búa” chả biết làm gì. Nhân tài cho đất nước vẫn như lá mùa thu.
Rút cục mỗi năm toàn dân đều được tự sướng vào mỗi thời điểm công bố thành tích của học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi giỏi toán quốc tế (có khi cả vật lý, hóa học, sinh học… nữa), vì năm nào cũng đầy những giải cao ngất ngưởng. Để rồi cũng mỗi năm hàng nghìn dân Việt ùn ùn kéo nhau ra nước ngoài làm cu-li, làm nô lệ tình dục. Kể cả sang Lào, sang Miên.
1. Anh NTV ông bạn già của tôi [tôi đã già cả rồi, ông còn già hơn nữa] nói có quá đi xíu nhưng đúng: Làm kẻ sáng tạo, Trời cho mình ngon thế, thì cứ lo viết cho hay đi, lại bày đặt dịch này nọ để thể hiện với đời trong bụng ta cũng có ngoại ngữ.
Lạ thế, nhiều nhà văn Việt Nam cứ lo ngay ngáy về việc độc giả biết mình kém ngoại ngữ. Lo, và giải quyết nó bằng cách nói chèn tiếng Anh, Pháp, và bằng… dịch.
Sáng tạo, biết thêm ngoại ngữ thì tốt, hiểu sâu về lí thuyết văn học hay tri thức thiện địa càng tốt hơn nữa. Nhưng nên dừng lại ở đấy, khác đi: biết để phụng sự cho sáng tạo thôi, chứ cố thể hiện nó ra với người thiên hạ thì vứt.
Nhà nghiên cứu trên la là chí phải.
Tôi có anh bạn thơ, mới tập tọng vài nét sổ/ ngang chữ Nho mà đã dịch và in cả công trình to dày… Thơ Đường tuyển dịch! Có tay nữa, dịch và in nguyên tác phẩm lí luận văn học rất khó của Tây; dĩ nhiên dịch cái người ta đã dịch trước đó rồi.
Chi cho khổ thân chứ.
2. Như ĐNT anh bạn họa sĩ Cham của tôi, thế mà sướng. Ngoại ngữ – không, chữ Cham – không, kiến thức về văn hóa dân tộc cũng sơ sài; Bà Trời cho anh có mỗi thứ: vẽ. Anh trui luyện nó tối đa, không cần tán/ viết linh tinh, và anh lớn!
Chính cái khả lực sáng tạo kia mới quý, còn kiến thức với ngoại ngữ ai chịu khó xíu là được [ngoài kia có cả khối]. Ta không biết quý cái đáng quý, lại cất công thể hiện điều chả đáng, mới tội.
Nữa, một bạn văn Cham khác, Bà Trời cũng cho anh một mớ năng khiếu văn chương. Phiền là tay này ưa nổ, tưởng làm cái này được thì làm cái nọ cũng ngon, thế nên “triết lí” với “nghiên cứu” văn hóa Cham tùm lum, thành ra nói/ viết đâu nhảm đó. Cái biết ở trình kia mang tán gẫu ở bàn nhậu hay cố lắm viết tản văn thì còn nghe được, chứ đòi vươn tới tầm một nghiên cứu khoa học để người ta tin, thì hỏng to.
Ai khiến?
3. Kẻ sáng tạo, ở thời điểm khởi động, ảo tưởng là tốt, và cần. Nhưng khi đi được chặng đường, ta phải biết dừng để nhìn lại – self-consciousness (tiếng Tây), mới đích thị kẻ biết. Qua đó ta mới hi vọng có cái gì đó đáng giá cho đời.