(comment 15:02, 7-12-2015 trên FB Ysa Cosiem)
Mỗi cuối tuần tôi dành mươi phút lướt qua vài FB Cham, trong đó có FB Ysa Cosiem. Anh không quen viết, do đó văn chưa chắc tay, được cái sự thành tâm của anh là không khó nhận ra. THÀNH TÂM, đó là điều hiếm ở thời đại này. Hiếm, nên đáng quý.
Ở một comment [đã chỉnh sửa edited]. Daisa Dao viết:
“Nói đến Chăm, thì mình nghĩ đến Chăm chung và Chăm thế giới, có dân số trên dưới 1 triệu người, chứ mình không nghĩ đến chỉ có Chăm gốc Việt Nam là quan trọng với dân số chỉ bằng 10/100 dân số Chăm thế giới. Theo mình thì, trung tâm quyền lực và năng lực dân tộc Chăm, không nằm trong tay Chăm gốc VN, mà nằm trong tay Chăm viễn xứ lâu đời, vì trên thực tế mình khảo sát, thì Chăm viễn xứ có tiềm lực học vấn, kinh tế, xã hội, tinh thần dân tộc và các lãnh vực khác, vượt trội hơn Chăm gốc VN. PHONG TRÀO BANGSACHAMPA QUỐC TẾ đánh giá Chăm viễn xứ là thành phần chủ đạo và là nhân tố chiến lược của một dân tộc là có lý do đặc biệt của nó.”
Có 3 ‘LL’ ở đây:
1. Lập lờ ngôn từ
“Chăm gốc Việt Nam” được hiểu là bộ phận “Cham ở VN + Cham từ VN ra định cư ở nước ngoài” [ít ra là từ sau 75]. Nếu nói là bộ phận Cham trong nước VN, thì phải dùng cụm từ: “Cham ở Việt Nam”, hoặc như từ quen dùng thời trước, phải là: “người Việt Nam gốc Cham” hay “người Việt gốc Chàm”.
Trong đoạn văn trên, nếu Daisa Dao dùng cụm từ “Chăm gốc Việt Nam” để chỉ Cham ở VN, là sai về ngôn từ. Còn nếu ám chỉ đó là bộ phận “Cham ở VN + Cham từ VN ra định cư ở nước ngoài”, thì càng sai ở phần khác. Chú ý thêm, Daisa Dao dùng cụm từ “Chăm gốc Việt Nam” đối trọng với “Chăm viễn xứ lâu đời”.
2. Lẫn lộn số liệu
Daisa Dao qua “trên thực tế mình khảo sát”, viết: “Chăm chung và Chăm thế giới, có dân số trên dưới 1 triệu người”. Ta tạm lấy số tròn: 1 triệu. Cham ở VN: 180.000 người. Vậy bộ phận này chiếm 18% chứ, tại sao lại chỉ: 10/100?!
3. Liều lĩnh nhận định
Daisa Dao “trên thực tế mình khảo sát”, đã khẳng định: “Chăm viễn xứ lâu đời… có tiềm lực học vấn, kinh tế, xã hội, tinh thần dân tộc và các lãnh vực khác, vượt trội hơn Chăm gốc VN”.
Câu hỏi chính: Đâu là công trình của Thành Đài, “trên thực tế mình khảo sát”, anh có thể công bố cho bà con đọc không? Ở đây có thể anh không trả lời, vì bí mật chính trị (!?). OK. Câu hỏi này được đặt ra bởi nó liên quan đến 3 câu hỏi phụ [nhưng rất quan trọng] sau, qua lối anh so sánh hai cộng đồng Cham: “Chăm gốc VN” và “Chăm viễn xứ lâu đời”:
– Tiềm năng kinh tế, tạm cho vào ngoặc, vì tài sản Cham ở VN chưa được kiểm kê. Chỉ xin lưu ý anh, ở VN có câu: “Việt cộng ăn đứt Việt kiều”.
– Vượt trội về học vấn: mong anh cung cấp cho người Cham ở VN biết bằng cấp [cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ] của Cham ở Campuchia, Malaysia, Thailand trên tổng dân số; bên cạnh nêu ra tên tuổi [và thành tích] các nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng Cham đó cùng đóng góp của họ cho đất nước sở tại.
– Vượt trội về “tinh thần dân tộc” là cái tưởng khó cân đong đo đếm, nhưng dễ ợt. Anh hãy nêu vài tác phẩm, Website quan trọng [bằng tiếng Anh, Khmer, Malaysia…] của cộng đồng “Chăm viễn xứ lâu đời” ảnh hưởng đến dân tộc ra sao, tôi sẽ cho anh biết tình hình thế nào.
KẾT
Tôi nêu vụ này ra, không phải với tinh thần đối xử so đọ Cham ở các vùng miền khác nhau, mà là trên nền tảng hiểu biết, và nhất là phản bác lại một nhận định sai lầm đầy tai hại của một nhân vật đang làm rùm beng cộng đồng mạng Cham mấy năm qua.
Tốt hơn, không nên so sánh Cham giữa các cộng đồng với nhau, nếu công việc buộc phải làm, thì nghiên cứu ấy cần được đặt trên nền tảng điều nghiên khoa học nghiêm túc, còn dùng phương pháp so sánh để phục vụ mục đích chính trị cơ hội – là điều tối kị,
Khổ thế! Nếu không nói (nhắc) thì chắc TĐ nghĩ mọi người không biết, còn như Sara nhắc “nhẹ – 3LL” vậy có khi TĐ lại tự ái sinh ra đối kháng. Và có thể một số Chăm khác lại nghĩ Cham lại bắt đầu “có chuyện”. Mong sao TĐ tự chỉnh mình theo cách biên bản gạch đầu dòng rõ ràng của anh Sara. Chứ viết như anh TĐ thì ai chẳng viết được. Thật tình tôi cũng “vãi” hồi lâu.