Inrasara trả lời email nguyenvantuansanyo@yahoo.com về Tagalau

(2g chiều 6-10, tôi vừa xong “Các điểm nhấn xung quanh Tagalau 14“, thì nhận ngay email của một bạn đọc gửi email chung. Xin tranh thủ trả lời trước).

*

Bạn nguyenvantuansanyo@yahoo.com thân mến!

Bạn “sợ mất lòng nhau, nên không nêu tên thật mà mượn email để giải bày tâm sự“. Đọc suốt email bạn, tôi không thấy một tâm sự nào cả, mà là một cảm nhận khác. Dẫu sao cũng cảm ơn bạn. Giấu tên cũng hay! Nhưng thiết nghĩ, nếu bạn nêu tên thật thì tiện hơn. Tôi với tư cách nhà văn chưa bao giờ mất lòng khi bị phê phán, thậm chí cả những phê phán nặng lời nhất. Nếu bạn theo dõi tranh luận giữa tôi với văn giới Việt, thì biết ngay. Với tư cách chủ biên Tagalau tôi càng không được quyền mất lòng.

Ta bình tĩnh đi thẳng vào vấn đề nhé.

 

1. Về Tagalau lãng phí.

Nhiều bạn đọc nhận ra điều này ngay khi cầm trên tay Tagalau 14, nhưng họ góp ý nhẹ nhàng hơn bạn nhiều. Vì họ biết đây chỉ là bước thử nghiệm của BBT mới, trẻ. Bản thân tôi cũng thấy như bạn. Tôi đã có bài về “Các điểm nhấn xung quanh Tagalau 14” sắp đăng tối nay, sẽ phân tích chi li mấy tồn tại của Tagalau 14.

 

2. Về câu hỏi: Tại sao “Tagalau không có bài nào viết về chủ đề Katê?

Đây là câu hỏi sai. Tagalau ra mắt vào dịp Katê chứ không phải số chuyên đề về Katê. Nếu bạn theo dõi Tagalau qua 13 kì, Tagalau có khá nhiều bài về Katê. Mà vấn đề Cham đâu phải chỉ có Katê.

 

3. Về “truyện ngắn có đôi nam nữ cưỡi (sic – cởi) trần“…

Trao đổi miệng với anh em ở buổi Ra mắt Tagalau 14 tại Hamu Tanran, anh Bá Văn Trinh nhận định truyện ngắn “Huyền thoại Apsara trắng” là tuyệt vời, ăn đứt tiểu thuyết Bướm trắng thời Tự Lực văn đoàn. Tôi không muốn bám vào lời khen này để bênh vực cho sáng tác của mình. Cảm nhận tác phẩm nghệ thuật mỗi người mỗi kiểu. Chỉ xin khuyên bạn: Nếu không rành văn chương, khôn hơn cả bạn nên khiêm tốn khi bàn về văn chương.  Giả dụ bạn muốn bàn cho ra lẽ, hai ta có thể gặp nhau trao đổi, tôi với tư cách nhà phê bình văn học, chứ không là tác giả.

[Thêm: chi tiết đôi nam nữ cởi trần KHÔNG có trong truyện ngắn. Đây chỉ là ý định của đạo diễn trong bộ phim, chỉ là ý định thôi nhưng đã bị cô gái Cham phản đối kịch liệt].

 

4. Về “không có bài nào phản ảnh xã hội Chăm trên thực tế dù hay dở

Tagalau là “tuyển tập sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu văn hóa Cham. Nghĩa là ưu tiên cho sáng tác. Phản ánh xã hội Cham qua sáng tạo văn học hoàn toàn khác với các bài nghiên cứu. Nhận định truyện ngắn của Trà Vigia hay thơ văn Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên… mà là không liên quan đến xã hội Cham, thì tôi thấy rất lạ.

Riêng mục nghiên cứu, bài của Nguyễn Văn Tỷ về Bà-ni, của Bá Minh Truyền, của Jaya Bahasa, Đàng Quảng Hưng Thiện, cả của Inrasara về Cham Pangdurangga… không phản ánh thực trạng xã hội Cham thì còn kêu nó là gì? Chính vì nhận thấy Tagalau 14 quá nặng về xã hội Cham, nên tôi mới có bài phê bình về nhà văn Nobel Văn chương Orhan Pamuk, như là cách mở ra thế giới.

 

5. Về “những bài móc méo đồng tộc và tôn sùng cá nhân

Bạn thân mến ơi, bạn hãy tìm cho tôi 1 bài nào “móc méo đồng tộc, tôn sùng cá nhân” trong Tagalau 14, tôi và anh chị em sẽ rất cảm ơn bạn. Riêng bài “6 khuôn mặt thơ Cham hôm nay” là tham luận cho Hội thảo của Hội đồng Lí luận – phê bình TW sắp tới. Đó là 6 khuôn mặt văn chương sáng giá mà tên tuổi đã vượt ra ngoài cộng đồng Cham. Với tư cách một nhà phê bình, tôi viết để ghi nhận thế đứng của họ [các nhà thơ Cham] trên văn đàn cả nước.

 

6. Câu “Trong lời nói đầu Tagalau 14 vẫn đề cao công lao tài trợ Tagalau là thuộc về Công ty TNHH Dệt Inrahani là sao?

Lời mở “Tagalau chào 2013” và lời dẫn: “Một nụ cười đón ban mai” in ngay trang đầu Tagalau 14do Trà Vigia viết. Tuyệt đối KHÔNG có lời nào đề cao Cty Inrahani cả. Càng không nhắc đến người tài trợ nào. Bạn cố tình vu khống Trà Vigia như vậy là sao nhỉ, cá nhân tôi không hiểu nổi.

Có lẽ bạn nhầm lẫn nó với phần cuối chương trình buổi Ra mắt Tagalau 14 ở Sài Gòn, mục: “Inrasara – Tri ân mạnh thường quân”(2). Ở phần này tôi nói rất rõ, Cty Inrahani tài trợ ngay từ Tagalau ra đời, rồi đóng góp suốt 12 kì Tagalau sau đó (duy nhất kì 7 là do thi sĩ Chế Mỹ Lan bao xâu). Tiếp đến là thầy Lưu Quang Sang (và những người thầy huy động được), rồi anh bạn tôi Ysa Cosiem và thi sĩ Chế Mỹ Lan. Ngay anh Bá Văn Mến (10 triệu), bạn thơ Cát Tiên (5 triệu)… tôi cũng nêu tên. Còn rất nhiều người khác (60 vị cả thảy), vì thời gian có hạn không thể nêu tên hết (còn cụ thể thế nào tôi đã thông báo qua từng kì, trên bản in Tagalau và web inrasara.com). Tôi nêu tên theo thứ tự tài trợ nhiều và lâu dài nhất đến ít và mới nhất. Thực tế là như vậy và tôi nêu đúng như vậy.

Cty Inrahani tài trợ đầu tiên, tài trợ nhiều nhất và dài nhất, lúc chưa có ai tin Tagalau sống được – tôi xin hỏi bạn: nếu bạn là chủ biên, bạn có nêu tên Cty này đầu tiên không?

Chú ý: Tôi chưa bao giờ nêu tên Inrasara là người tài trợ!

 

7. Cuối cùng bạn nói bạn “thích Tagalau từ đầu nên vẫn thắt lưng buột (sic – buộc) bụng dấu tiền vợ con để tài trợ. Thế mà đến Tagalau 14, những anh em mạnh tường quân đóng góp cho Tagalau vẫn mờ nhạt.”

Tôi chỉ ghi nhận và tri ân mạnh thường quân từ số 1 đến số 13, còn Tagalau 14 tôi giao hoàn toàn cho BBT mới quản lí. Tôi không biết bạn là ai, đã từng tài trợ cho Tagalau bao nhiêu. Riêng anh Bá Văn Mến tài trợ 10 triệu đồng, tôi có nêu tên ở Sài Gòn, còn buổi Ra mắt ở làng Hamu Tanran quê anh, anh nhắc tôi xin miễn, và tôi nghiêm túc chấp hành. Rất nhiều mạnh thường quân đã khiêm tốn như thế. Riêng bạn, ước gì bạn nêu tên thật và số tiền ủng hộ cụ thể để Tagalau tri ân nhỉ.

 

Bà con và các bạn thân mến!

Dù từ Tagalau 14 tôi đứng tên đồng chủ biên, nhưng tôi gần như đã bàn giao tất cả cho BBT mới. Để SỚM trở lại với một Inrasara – nhà văn, ném tất cả thị phi ở lại cõi người. Cho nên đây là những lời thật nhất của tôi. Nếu còn vài ngộ nhận hay uất ức gì đó, các bạn hãy đến gặp tôi trao đổi thẳng thắn và kĩ lưỡng hơn, chứ đừng qua email “giấu tên”. Để chúng ta không còn trở lại vấn đề đau lòng này lần nữa. Xin thành thật biết ơn.

Thân mến

Inrasara

 

Chú thích:

(1) Nguyên văn email:

From: vantuan nguyen nguyenvantuansanyo@yahoo.com

To: “sarakieu@yahoo.com”
Cc: “jasamadhan@yahoo.com;trungphu_ba@yahoo.com; sarakieu@yahoo.com, tuanhuyidc@yahoo.com; thang.batrung@getronics.com; hoaraya@yahoo.com; jahoa1975@yahoo.com; bavanquyen@yahoo.com; lyduso@yahoo.com; lominhtrai@yahoo.com; luu_ninh@yahoo.com; mporome@cox.net; cphuong80@yahoo.com;sikhara1987@gmail.com; nangphanrangnt@yahoo.com; quangvyit@gmail.com; karimjy@pd.jaring.my; thanhdaiswed@yahoo.se; sakarai69@yahoo.com; sakaya67@yahoo.com; jahoa1975@yahoo.com; thivanthoang2000@yahoo.com; cafe_nhatrang28@yahoo.com; sonputra@gmail.com; hoangminhgiam88@gmail.com; vanmonsakaya@yahoo.com; glenganak@yahoo.com; huunhan7746@gmail.com; thammt2003@yahoo.com; minhdan33@gmail.com; troi_quang@yahoo.com.vn; dangan64@yahoo.com.vn; ramajaku@gmail.com; bupbe72003@yahoo.com
Sent: Saturday, October 5, 2013 5:26 PM
Subject: Tai sao Taglau 14 khong co bai viet ve le hoi Kate?

Kính gửi các ông bà Yacosim, My Lan và những mạnh tường quân khác,

Tôi cũng là phần tử ủng hộ Taglau về tài chính mấy năm qua mặc dù không nhiều.

Qua hơn 1 năm hoá hức chờ đợi Taglau chuyển giao thế hệ ra mắt vào dịp Katé tôi thật sự thất vọng.

*Giấy in Taglau quá láng, đọc chữ không được, lãnh phí

– Taglau  nghèo, chủ yếu đi xin tiền tài trợ nhưng không biết tiết kiệm, phô trương tốn kém quá là điều không nên.

– Giấy in Taglau là giấy đắt tiền, giấy đó chỉ dùng để in hình ảnh, danh thiếp, vẽ tranh  là đẹp, đằng này lấy giấy  đó đi in sách, lãng phí không cần thiết.

– Chữ in trên giấy láng, sách khổ rộng rất khó đọc.

– Giấy này bắt sáng lắm đọc đèn điện hay đọc ngoài  trời đều phản quang hắt ánh sáng ngược vào mắt mình, mắt già  hay trẻ gì cũng khó đọc.

–  Tôi cố đọc xong  hết Taglau thì  đau mắt  đúng 3 ngày .

– Thật  buồn cho thể hệ trẻ này phung phí, không biết tiết kiệm trong khi những nhà tài trợ tích góp từng đồng mới có tiền để ủng hộ.

*Taglau tại sao không có bài nào viết về chủ đề Katé.

– Taglau ra mắt vào dịp Katé mà không có bài nào viết về lễ hội Katé.

– Không có bài nào phản ảnh xã hội Chăm trên thực tế dù hay dở.

– Đọc Taglau kỳ này bà con Chăm thấy rõ, chỉ những bài viết  chủ đề về tình yêu đôi lứa, thậm chí nhiều truyện ngắn viết về cá nhân không hay, thái quá, đôi nam nữ cưỡi trần nhảy trên Taglau .

– Xã hội Chăm hôm nay có nhiều thực trạng đáng bàn, mà Taglau không đề cập gì,   mà chỉ viết những baì theo sở thích cá nhân, móc méo đồng tộc và tôn sùng cá nhân

– Taglau 14 đa số là những bài tôi đã đọc trên mạng rồi. Chẳng lễ giới trẻ Chăm không có gì mới hay sao?

* Về tài trợ:

Đến giờ phút này mặc cho Taglau có nhiều tai tiếng, đa số trí thức Chăm không ủng hộ, mà vì lỡ trót tôi thích Taglau  từ đầu nên tôi vẫn thắt lưng buột bụng dấu tiền vợ con để tài trợ. Thế mà đến Taglau 14, nhữnh anh em mạnh tường quân đóng góp cho  Taglau vẫn mờ nhạt. Trong lời nói đầu Taglau 14 vẫn đề cao công lao tài trợ Taglau là thuộc về Công ty TNHH Dệt Inrahani là sao?

Vài dòng đến những nhà tài trợ như vậy mong anh em rút kinh nghiệm lại.

Tôi suy nghĩ nhiều, người Chăm sợ mất lòng nhau,  nên  không nêu tên thật mà mượn email bạn của tôi  để giải bày tâm sự.

Chúc Katê Chăm an lành!

 

(2) Nguyên văn phát biểu của Inrasara (phát biểu tại Buổi Ra mắt và đăng Inrasara.com):

Inrasara tri ân Mạnh thường quân.

Có thể nói, Mạnh thường quân chính là một trong bốn trụ cột làm nên thành công ngoài mong đợi của Tagalau. Ngay từ Tagalau đầu tiên, Cty TNHH Dệt may Thổ cẩm Cham Inrahani là người đứng tài trợ chính; và sự tài trợ ấy kéo dài cho đến hôm nay. BBT không quên công ơn đó. Tiếp đến là thầy Lưu Quang Sang, chính thấy là người vừa góp tiền vừa cổ động bà con Cham kiều (gồm nhiều anh chị em) hỗ trợ Tagalau sống dậy trong cơn thương khó. Sau đó, anh Ysa Cosiem rộng bàn tay với Tagalau khi Tagalau gặp nguy; cho dù anh không muốn nêu tên mình, nhưng chúng tôi không thể cho ẩn mãi tấm lòng vô cùng rộng mở này. Chúng tôi rất biết ơn thi sĩ Chế Mỹ Lan cũng đã xuất hiện kịp thời, khi đã tài trợ trọn gói in Tagalau 7, sau đó mỗi kì thi sĩ đều có “quà” cho Tagalau; cảm động hơn nữa ở “Hành trình 10 năm Tagalau” thi sĩ đã tài trợ tiền mua sách làm quà tặng cho 60 vị khách. Và Bá Văn Mến, tiến sĩ Shine Toshihiko, bạn văn Cát Tiên, BBT Từ điển Chăm – Việt (TT Nghiên cứu VN-ĐNA). Vân vân… Rất nhiều vị khác mà chúng tôi không thể nêu hết tên ở đây. Đó là những gàu nước tưới cây Tagalau mỗi khi Tagalau gặp hạn.

Thay mặt BBT Tagalau, tôi xin tỏ lòng vô cùng tri ân quý Mạnh thường quân. Kính chúc quý vị Mạnh thường quân cùng gia quyến kajap karo thug siam!

 

9 thoughts on “Inrasara trả lời email nguyenvantuansanyo@yahoo.com về Tagalau

  1. Sara viết: “Riêng bạn, ước gì bạn nêu tên thật và số tiền ủng hộ cụ thể để Tagalau tri ân nhỉ.”
    Tôi mong người ký tên Nguyenvantuan hãy dũng cảm nêu tên tên thật của mình. Ông là ai, ông đã làm điều quá tốt, sao không dám ra mặt nhỉ? Không chỉ Sara hay BBT Tagalau cám ơn thôi, mà cả cộng đồng Chăm ghi ơn. Làm ơn ra mặt đi, ông có gì xấu xa đâu. Còn không thì chúng tôi coi ông như là kẻ ở trong bóng đen ném đá Tagalau, xin lỗi nhé.

  2. Anh Inra chấp làm gì mấy người ký nặc danh mà phải mất công trả lời nhỉ. Có mỗi cái tên cha mẹ sinh mà không dám ký thì còn nói làm gì. Biết là anh muốn đồng bào anh hiểu đúng vấn đề nhưng tôi thấy mất thời giờ anh quá đi.

  3. Mong ” SỚM trở lại với một Inrasara – nhà văn, ném tất cả thị phi ở lại cõi người”

  4. Cái ông nguyenvantuan “giải bày tâm sự” gì mà lạ vậy cà! Giãi bày tâm sự mà “Kính gửi các ông bà Yacosim, My Lan và những mạnh tường quân khác”. Nghe như là mắng vốn, rằng tui nói rồi, các ông các bà thấy chưa, bọn BBT mà chay Sara mới chuyển giao nó lấy tiền các ông bà chơi sang, không lo gì xã hội xã hiếc Chăm mà chỉ đăng toàn thứ tào lao xí đế cho vui. Vậy thì đừng cho bọn chúng tiền nữa, cho chúng đi ăn mày.
    Đấy, đấy giãi bày tâm sự cõi lòng thế đấy…

  5. Tôi là Bá Minh Trí, phụ trách khâu phát hành Tagalau 14, xin có đôi lời với đọc giả (hay mạnh thường quân) nguyenvantuansanyo@yahoo.com như sau:
    – Về in ấn: anh em chúng tôi nhận thấy Tagalau từ số 1-13 in khổ nhỏ (14,5cm x 20,5cm) như 1 cuốn sách bình thường. Mà Tagalau là một tuyển tập, cần thay đổi để giống như 1 tạp chí nên đã in khổ lớn hơn (20,5cm x 28,5cm) trên chất liệu giấy đẹp hơn, hầu cạnh tranh với các ấn phẩm khác trên thị trường hiện nay, mà văn hóa đọc ngày càng bị lấn sân bởi văn hóa trên internet. Một điều nữa, là làm sao Tagalau về sau in ra để BÁN và THU ĐƯỢC TIỀN để có kinh phí in ấn cho các số tiếp sau “lấy nó nuôi nó”, chứ không in ra rồi mang BIẾU KHÔNG như xưa nay vẫn làm.
    Cái chưa được ở số 14 này, là: giấy in quá láng lại để hình tagalau chìm nên khó đọc, ít hình ảnh minh họa, còn nhiều khoản trống trong dàn trang, còn nhiều lỗi chính tả.
    – Tagalau nghèo mà chơi sang “Thật buồn cho thể hệ trẻ này phung phí, không biết tiết kiệm trong khi những nhà tài trợ tích góp từng đồng mới có tiền để ủng hộ”: theo tôi biết, BBT mới nhận bàn giao được 17 triệu tiền mặt và toàn bộ bài cho số 14. Chúng tôi đã sử dụng gần như hết VỐN này để ra số 14 kịp Kate. Anh em chúng tôi (tất cả 15 người) đã cùng BBT cũ (Inrasara, Trà Vigia, Trầm Ngọc Lan) tự bỏ tiền túi làm 3 cuộc ra mắt ở Sài Gòn (22/9/2013), Phan Thiết (29/9/2013) và Hamutanran (04/10/2013) để QUẢNG BÁ và BÁN tagalau 14. Kết quả bán được tại chỗ 300 cuốn, đọc giả đặt hàng 130 cuốn. Được hàng loạt nhà thơ, nhà văn, đọc giả ủng hộ và hứa sẽ gởi bài tham gia Tagalau cho các số tiếp theo. Cá nhân tôi nhận 3 bài thơ của 3 vị trao tay khi làm ra mắt ở Hamutanran. Đó là cách làm khác trước của chúng tôi để Tagalau được sống và phát triển.
    – Tagalau 14 “là những bài tôi đã đọc trên mạng rồi. Chẳng lễ giới trẻ Chăm không có gì mới hay sao?: bởi là giai đoạn chuyển giao nên thế, hy vọng từ số 15 sẽ có nhiều cái khác, cái mới.
    Bên cạnh thay đổi về hình thức, chúng tôi cũng đã chính thức cho ra mắt trang web: http://www.tagalau.com để trao đổi, phục vụ đọc giả được tốt hơn.

  6. Nguyenvantuan nặc danh ăn nói tào lao vô trách nhiệm.
    Trà Vigia viết lời nói đầu đề cao công ty Inrahani bao giờ mà dám vu khống. Truyện ngắn nhà văn Inrasara có 2 người cởi trần nhảy bao giờ mà cũng vu khống nốt. Nội 2 chỗ đó thôi cũng đủ biết ông nặc danh tào lao. Tôi ủng hộ nhà văn Inrasara trả lời cho ông rất tào lao này. Để bà con biết tagalau làm ăn rất đàng hoàng, chứ không như nặc danh Nguyenvantuan đơm đặt.

  7. Theo cách nói của Trà Vigia trong “Tuổi Đá Buồn” – Có chiến dịch được gọi là: chiến dịch buộc Tagalau phải chết – thì việc xuất hiện 2 chiến sĩ nặc danh Jamathuot hay nguyenvantuansanyo@yahoo.com là điều đương nhiên – và tôi đoan chắc trong tương lai gần – chiến dịch sẽ xuất hiện nhiều chiến sĩ nặc danh khác nữa – hi vọng sẽ lý thú hơn. Lúc này vũ khí các chiến sĩ nặc danh ấy mang ra hơi thô sơ chút – như các lý luận chụp mũ, bôi nhọ và cả việc gửi email cho nhiều người Chăm nhằm ngăn chặn độc giả, mạnh thường quân đã, đang và sẽ đến Tagalau. Với thời gian, điều này chắc cũng bình thường.

    Thôi, chúc các chiến sĩ nặc danh nhận nhiều chỉ thị hơn để múa, hát. Hi vọng ở đằng sau sân khấu các anh có cuộc sống ổn.

  8. Mượn lời Bùi Giáng:
    “NHỮNG TƯỞNG ĐẦU ĐƯỜNG THƯƠNG XÓ CHỢ
    NÀO NGỜ XÓ CHỢ CŨNG CHƠI NHAU”

  9. Tôi nghĩ rằng, họ (Jamathuot nguyenvantuansanyo@yahoo.com) đã lòi ra cái ….. Họ không biết xấu hổ mà còn đố kị trước kỳ tích mà BBT Tagalau làm được đấy mạ.
    Các giám thị Trí không cần giải thích gì thêm, Nguyên cũng chẳng cần sôi lên làm gì….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *