Tôi nghĩ rằng những người trí thức cấp tiến thường muốn giải quyết cái ác trong xã hội một lần cho mãi mãi bằng phương cách đơn thuần là tổ chức lại xã hội. P.I. Novgorodsev trong bài viết Bàn về phương hướng và nhiệm vụ của giới trí thức Nga (1918) đã cảnh cáo: “Nhưng nếu cuộc đấu tranh chống lại cái ác trong xã hội là nhiệm vụ cao cả nhất của quá trình xây dựng quốc gia thì thử nghiệm việc đào tận gốc trốc tận rễ ngay lập tức và toàn triệt cái ác chỉ là niềm tin mù quáng của lý trí con người, hoá ra lại là một cái ác khủng khiếp hơn rất nhiều và sẽ đưa đến những tai hoạ còn nặng nề khó chịu hơn nhiều”. Đã như thế rồi mà lại độc quyền chân lý nữa thì tai hoạ không biết thế nào mà lường. Tôi nghĩ mọi người đã nhận ra kết quả của những việc làm đầy hoang tưởng là như thế nào. Cho nên, một lần nữa, chế độ dân chủ và tự do cạnh tranh lại là con đường đúng đắn, con đường này tưởng như chậm chạp, nhưng chắc chắn và nếu có những bước đi sai lầm thì cũng không lớn, có thể dễ dàng sửa chữa được.
Phạm Nguyên Trường, báo Sài Gòn tiếp thị, 9- 4-2013
Nhà văn trích đoạn này quá đã!
Cái ÁC là xấu, ai cũng biết. Nhưng…
“Nhưng nếu cuộc đấu tranh chống lại cái ác trong xã hội là nhiệm vụ cao cả nhất của quá trình xây dựng quốc gia thì thử nghiệm việc đào tận gốc trốc tận rễ ngay lập tức và toàn triệt cái ác chỉ là niềm tin mù quáng của lý trí con người, hoá ra lại là một cái ác khủng khiếp hơn rất nhiều và sẽ đưa đến những tai hoạ còn nặng nề khó chịu hơn nhiều”.
Liên hệ đến xã hội Chăm ta thấy, có vài cá nhân cũng có ý định mang tính duy ý chí như vậy là sai lầm lắm, cho nên văn hóa ta hãy từ từ.