Nếu nhớ đến địa dư hình thể và nếp văn hóa bị Hán hóa tại miền Bắc được coi là “ngàn năm văn vật”, ta có thể nhìn ra một hiện tượng. Đó là những người thông minh, biến báo hoặc liều lĩnh nhất của miền Bắc đã phát triển và trở thành dân miền Trung rồi người Nam. Trên vùng đất mới, họ thoát khỏi nếp văn hoa sơ cứng của miền Bắc mà giao tiếp và sinh hoạt trong tinh thần tự do và cởi mở hơn để tạo ra sức mạnh kinh tế khá đặc biệt của miền Nam, không phải là sau năm 54 hay 75 của thế kỷ 20 mà ngay từ thời còn là Đàng Trong.
Đàng Trong ngày xưa và miền Nam ngày nay đã đi trước không chỉ nhờ địa dư trù phú hơn mà là nhờ cái đầu thông thoáng hơn và nhất là nhờ không có tinh thần kỳ thị, sợ sệt hoặc mặc cảm. Người dân nơi đây làm ăn và giao tiếp với thế giới một cách dung dị và bình đẳng nên tìm ra các giải pháp mới mà miền Bắc khó thể có.
Nguyễn-Xuân Nghĩa, trả lời phỏng vấn RFA, 23-1-2013