Trà Kha chuyển ngữ
đã đăng trên báo Đại biểu Nhân dân, 5-11-2012
Mỗi ngày, hàng triệu sinh viên đi vào giảng đường nghe những bài giảng dài từ 50 đến 90 phút. Phòng học có khi chứa 20 đến 300 người, nhưng sự tương tác là rất ít. Lối học này đại trà đến mức chúng ta coi nó là hiển nhiên, không thể khác. Hàng thế kỷ trôi qua, lối dạy và học kia trở thành phương thức “mang tính kinh tế” nhất có thể để “giáo dục” một lượng lớn học viên. Và ngày nay, dù các bài giảng đã được rút ngắn bớt, nhưng hình thức dạy học đó vẫn còn phổ biến, mới lạ!
Vào năm 1996, trong một tiểu luận “Diễn đàn Quốc gia về Giảng dạy và Học tập”, Joan Middendorf và Alan Kalish, hai giáo sư trường Đại học Indiana, lí giải tại sao sự tập trung và tiếp thu của học viên đối nghịch với giá trị của những bài thuyết giảng dài dòng. Họ trích dẫn một nghiên cứu năm 1976 ghi chép chi tiết biểu đồ trồi sụt về mức độ tập trung của sinh viên suốt một buổi học điển hình. Ghi nhận cụ thể buổi học từng phút một, các tác giả nhận thấy cứ sau khoảng 10-18 phút tập trung cao độ thì học viên cần nghỉ ngơi độ 3-5 phút. Và rồi, không cần biết giảng viên giỏi hay chủ đề hấp dẫn đến cỡ nào, thì sự mất tập trung sẽ xuất hiện ngay sau đó. Nói cách khác, học viên sẽ “đánh mất” bài giảng. Sự tập trung sau đó dù có trở lại, nhưng bị ngắt khoảng nhiều hơn trước, rơi xuống còn “khoảng 3-4 phút cho đến buổi học kết thúc”. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào đối tượng là sinh viên, và đương nhiên nó được thực hiện trước thời đại của tin nhắn và truy cập mạng xã hội. Ngày nay, người ta có thể dự đoán quá trình tập trung của sinh viên sẽ trở nên ngắn và dễ gián đoạn hơn trước.
Middendorf và Kalish cũng dẫn nguồn một nghiên cứu khác vào năm 1985 để kiểm tra khả năng nhớ lại nội dung đã của học viên với một bài giảng 20 phút. Trong khi nhiều người cho rằng sinh viên ghi nhớ tốt nhất phần cuối của bài giảng, phần mà họ vừa mới nghe xong, thì sự thật trái ngược một cách đáng kinh ngạc. Họ nhớ về nội dung đầu bài giảng còn tốt hơn nhiều. Đến cột mốc phút thứ 15, phần lớn chẳng còn tiếp thu được gì. Các phát hiện này hoàn toàn bất ngờ, nhưng chắc chắn, có sức thuyết phục lớn, và chưa bao giờ bị bác bỏ này hầu như không được vận dụng vào thực tiễn.
Ngay bản thân Middendorf và Kalish cũng chẳng dựa vào các khám phá đó để đi đến kết luận hiển nhiên nào. Khi xác minh được rằng khả năng tập trung của sinh viên đạt đỉnh trong khoảng 10-15 phút, họ cũng không đặt vấn đề các bài thuyết giảng dài dòng có cần đóng vai trò chủ đạo trong giờ lên lớp hay không. Thay vào đó, họ đề nghị rằng giảng viên nên bổ sung “khoảng nghỉ” vào những thời điểm khác nhau trong các bài giảng, “để khởi động lại vòng thời gian tập trung” của sinh viên. Đây có thể là một bước đi gia tăng tính thực dụng. Do đó, nếu sự tập trung chỉ kéo dài 10 hoặc15 phút trong khi học viên phải lắng nghe một cách bị động, mà thời giờ quý báu trong lớp học lại chỉ tập trung hoàn toàn vào bài giảng, không phải là điều đáng thắc mắc sao?
Với Internet, thực tế các bài giảng có thể chia ra ngắn hơn làm nhiều phân đoạn 15 phút, sau đó mọi người giải phóng mình khỏi lớp học. Vậy chúng ta sẽ làm gì với các kì gian ngắn ngủi ở giờ “giải lao” này? Ở đây các cuộc hội thảo khoa học nhân văn, nơi “sự truyền đạt thông tin” diễn ra bên ngoài giảng đường qua những gì sinh viên đọc – có thể gợi hứng cho chúng ta, qua đó giảng viên có thể gợi mở vấn đề thảo luận theo cách riêng của mình. Cách thức này cũng xuất hiện trong rất nhiều trường kinh doanh, khi mà sinh viên đọc tình huống trước, và giảng viên cầm trịch một cuộc hội thoại về các vấn đề mà công ty hoặc ban quản trị của họ đang đối mặt. Đối với bộ môn khoa học kỹ thuật, giờ lên lớp có thể được sử dụng để sinh viên hợp tác giải quyết các câu hỏi và dự án hóc búa hơn. Điểm chính yếu là khi mọi người cùng có thái độ tương tác, họ hết còn đóng vai người thụ động lắng nghe một chiều, và sẽ chủ động hơn rất nhiều.
Khi đã tự giải thoát mình khỏi khái niệm về một người nào đó đang trình bày ý kiến trước lớp học với tốc độ đều đều, sự thể cho phép chúng tôi suy nghĩ lại giả thuyết của mình về cái cách mà một trường hoặc lớp học có thể được tổ chức như thế nào. Việc cân nhắc xem sẽ có nhiều giáo viên trong một lớp, phục vụ cho các nhóm sinh viên với trình độ và tuổi tác khác nhau không phải không mang tính khả thi. Ở đó, chắc chắn sẽ không cần đến tiếng chuông rung kết thúc lớp học và bắt đầu tiết học tiếp theo một cách máy móc nữa. Điều trớ trêu là, bằng cách xóa bỏ các bài giảng, chúng ta có thể khiến lớp học trở nên hấp dẫn và nhân văn hơn.
Theo TimeIdeas, 2-10-2012
Bài rất đáng đọc và ngẫm nghĩ. Cám ơn bác Inrasara đã giới thiệu.
Trà Kha nhỏ thôi, mới 21 tuổi, con Út bác Sara đó, Ha Le à.
Hay đó, em trai ơi. Chăm mình chưa có dịch giả mà1.
Cám ơn bác Japok. Lúc đọc bài trên, tôi cũng đã thắc mắc không biết Trà Kha là ai. Giờ nghe bác Japok cho biết như vậy, tôi thấy rất vui. Chỉ biết nói: “Chúc mừng Trà Kha!”.
Bài dịch hay lắm, hãy luôn phát huy tài năng nhé Trà Kha. Chúc mừng em.