Ở Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội, với tiêu đề: Ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững, phân ban ngôn ngữ thuộc tiểu ban 8 đã đưa ra những cảnh báo đáng suy nghĩ. Tạm tóm tắt:
– Việt Nam cần có Luật ngôn ngữ.
– Nguy cơ biến mất của ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
– Dạy tiếng Việt cho Việt kiều ở nước ngoài.
Riêng về ngôn ngữ dân tộc thiểu số, tham luận ở hội thảo nêu ra mấy hiện tượng:
– Ít người dùng: Việt Nam có 54 dân tộc anh em với khoảng 90 thứ tiếng khác nhau, trong đó có thứ tiếng chỉ có vài trăm người còn sử dụng.
– Cộng đồng sống phân tán, tạo nên phương ngữ khác nhau, rất khó cho việc thống nhất cũng như dạy và học. người Chăm là rất điển hình: 12 tỉnh thành.
– Sử dụng ngôn ngữ kém dần theo độ tuổi. Trong lúc chính thế hệ trẻ mới quyết định sự tồn vong của tiếng mẹ đẻ của mình.
Nguyên nhân:
– Ít nhà nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc, nếu có, các công trình này không được ứng dụng.
– Chỉ có 9/ 90 ngôn ngữ được dạy trong trường học, nhưng hiệu quả thường không cao.
– Có dân tộc quan niệm chữ viết là di sản mang cất, chứ không dùng hàng ngày.
– Tâm lí mặc cảm: nói tiếng dân tộc bị “mặc cảm sắc tộc”, nhất là ở chốn đông người có nhiều dân tộc khác.
UNESCO cảnh báo: thế kỉ XXI, 90% ngôn ngữ loài người sẽ bị biến mất? Đâu là ngôn ngữ sẽ bị đưa vào nghĩa trang ở Việt Nam, ngay mai?
Nha tho oi… cu trong cho vao cai ong nha nuoc nay thi co ngay tan diet chang choi… Neu muon ton tai lai phai tu minh, tu dan toc minh dung len thoi…