… về hình tượng Trần Nhân Tông, theo cách nhìn của cá nhân tôi, Ngài là một vị vua đáng ngưỡng phục, cả với vai trò người đứng đầu quốc gia và tư cách một cá nhân bình thường. Với vai trò người lãnh tụ chính trị, ông đã lãnh đạo cuộc chiến đánh đuổi quân Nguyên thành công, củng cố sự ổn định của chính sự triều Trần và phát triển quốc gia. Ông còn là người góp phần mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt về phía Nam. Đứng trên lập trường luân lý công bằng của nhân loại, lấy đất của nước người không thể gọi là Nhân; nhưng với địa vị của một ông vua nước Việt, ông không những không đáng trách mà còn là người có công. Trong chính thể quân chủ, một nguyên thủ quốc gia mà giữ gìn và mở rộng được quyền lợi của đất nước thì đó đã là một người cai trị thành công. Điều đáng nói ở đây là có một khả năng không thể tránh khỏi: giá trị tạo nên một nguyên thủ tốt lại mâu thuẫn quyết liệt với giá trị tạo nên một con người tốt. Bởi vậy, với vị trí một cá nhân, Trần Nhân Tông đã bỏ việc chính trị phiền hà để lên núi xuất gia. Điều này cho thấy một sự nhận thức rõ về thân phận con người trên thế gian và một quyết định dứt khoát chấm dứt mâu thuẫn giữa một bên là một ông vua bất chấp thủ đoạn và một cá nhân bình thường, thiện hảo.
Huỳnh Thục Vy, Danlambao, 10-2012
Nhân Tông là vị vua thứ 3 của triều Trần. Ông vua được chính sử Đại Việt nhận xét là TÀI ĐỨC vẹn toàn. Sau khi nhường ngôi cho con là Anh Tông và lên làm Thái Thượng Hoàng, ông đã có 9 tháng du ngoạn ở đất nước Champa dười thời Jaya Simhavarman III. Cuộc du ngoạn này mục đích là để học đạo, bởi vì dưới thời vua Jaya Simhavarman III Phật giáo ở Champa cực thịnh với trung tâm Phật giáo ĐỒNG DƯƠNG. Tuy nhiên, cũng vì cuộc du ngoạn này mà xuất hiện bi tình sử Huyền Trân – Chế Mân. Chúng ta nên chú ý một điểm rằng. Trong tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam từ Đinh cho tới Nguyễn chỉ có ba triều đại là có thêm chức danh Thái Thượng Hoàng là Trần, Hồ và Mạc. Mục đích của Thái Thượng Hoàng là nhằm hạn chế vai trò của vị vua mới (một khi vua mới chưa/không đủ sức cai quản đất nước) và tuy đã nhường ngôi nhưng quyền lực vẫn rất lớn. Vậy, việc hứa gả con gái Huyền Trân cho Chế Mân, tôi nghĩ không đơn giản vì sự mến mộ với vua Champa mà có lẽ có mục đích chính trị rõ ràng.1, sau 9 tháng du ngoạn tại Champa, Trần Nhân Tông trở về cố quốc và có hứa sẽ gả con gái cho vua Chế Mân và lời hứa đã được thực hiện. Tuy nhiên, Champa phải chịu mất đi hai châu Ô và Lý. Trong quá trình thương lượng với các quan đại thần vua Trần cũng đã chịu nhiều chỉ trích về việc gả con gái cho người ngoại tộc. Vậy, tại sao một Thái Thượng Hoàng có trong tay quyền lực còn lớn hơn cả vị vua kế vị lại không thể có đủ tiếng nói để bãi bỏ âm mưu LẤY ĐÂT ĐỔI NGƯỜI của vua Anh Tông và các quan đại thần. Hay ông cũng cảm thấy hy sinh một đứa con gái đổi một vùng đất rộng lớn ở bắc Champa cũng là tốt cho đất nước ? 2. Sau khi trở về Đại Việt, ông đã cạo đầu theo Phật và thành lập ra phái Trúc Lân Yên Tử. Phải chăng, ông muốn trốn trách nhiệm của một vị vua đã giác ngộ theo Phật nên không còn vấn vương tới triều chính và mối bang giao giữa hai nước?
“Trong chính thể quân chủ, một nguyên thủ quốc gia mà giữ gìn và mở rộng được quyền lợi của đất nước thì đó đã là một người cai trị thành công”
Nếu sau này Trung Hoa mở rộng lãnh thổ ở khu vực Biển Đông thì há chẳng phải các nhà lãnh đạo của Trung Hoa là những người hùng sao.
Ja Laor sai rồi. Chị này bảo “thời kì phong kiến”, “chế độ quân chủ” chớ đâu phải bây giờ!
Hồi đó không có Liên hiệp quốc, không có quốc tế quốc teo gì cả…
Xin nhà thơ trả lời dùm: “Liên minh tạm bợ, lật đổ bất ngờ” _ Sách Việt Nam – Hành trình 1 dân tộc (Philippe Papin). Bạn nghĩ gì về chính sách đối ngoại của người Chăm xưa? Từ đó, cách xây dựng công trình kiến trúc, đặc biệt là tháp Chàm, thay đổi ntn qua từng thời kì lịch sử?