Phương Hà: Nghi Lộc – Cửa Lò, một thoáng đất và người

Bài viết của bạn thơ Phương Hà ghi nhận nhiều dấu vết Chăm ở vùng đất này, cần cho công tác nghiên cứu. Tác giả gửi đăng ở đây để các bạn Chăm và những ai quan tâm có tài liệu tham khảo.

BBT Inrasara.com

Huyện Nghi Lộc quê tôi phía Bắc giáp 2 huyện Yên Thành, Diễn Châu, phía Nam giáp thành phố Vinh và 2 huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn; phía Đông giáp biển, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Đô Lương. Riêng phía Đông-Nam còn giáp với mấy cây số dòng Lam để thành nguồn mực vô tận nên miền chữ nghĩa của bao đời.

Cách nay hơn 600 năm (1406) thời thuộc Minh có tên là Chân Phúc  mãi đến thời Tây Sơn mới đổi Chân Phúc thành Chân Lộc, Đến đời vua Thành Thái (1889-1907), huyện Chân Lộc được đổi tên thành Nghi Lộc vì kiêng húy chữ Chân của vua cha Dục Đức.

 

Dân chủ yếu làm nghề nông, vùng ven biển sống bằng nghề đánh bắt, chế biến hải sản. Đất nước qua bao lần binh đao, loạn lạc, thịnh suy, vùng đất vùng người quê tôi cũng góp vào công cuộc giữ nước và dựng nước bao văn tài võ tướng, kiệt liệt dẫu khiêm tốn cũng phải tự hào. Cách nay gần 15 năm, Chính phủ chia tách khu vực phía đông nam sát biển của huyện Nghi Lộc để thành lập Thị xã Cửa Lò nhằm thúc đẩy phát triển nhanh dịch vụ du lịch biển, vậy là kẻ thì bỗng lên phường lên phố, người vẫn còn lầm lũi ở xóm ở làng, Người Nghi Lộc nói rứa là “Lộc” thì đi “Nghi” thì ở lại. Song lớp người sương pha màu tóc chúng tôi luôn thủy chung với cách gọi “dân Nghi Lộc-Cửa Lò”, với vô vàn giai thoại để mỗi lần gặp gỡ đồng hương. Mỗi lần nói chuyện với người hiểu biết tiếng Nghệ, chúng tôi đều đưa ra làm qùa như là món đặc sản.

Nhà văn Nguyễn Đức Thọ sinh thời biết tôi là dân Nghi Lộc, bao giờ Thọ cũng kể về cô giáo người Nghi Lộc, dạy học ở một trường tiểu học quận Ba Đình Hà Nội. Cô nói đặc sệt tiếng Nghi Lộc: “Các em học sinh thân mến, các em có biết tiếng Việt ta có mấy thanh điệu, và cách đọc như thế nào không? Giờ cô đọc để các em nghe và đọc theo: Cờ a ca sắc cà, cơ a ca hỏi cà. Cơ a ca huyền cà, cơ a ca nặng cà, cơ a ca ngã cà, tóm lại là cạ nặng cà nhẹ cả. Cô khẳng định các em đọc phải theo cô vì đây mới là chuẩn của phát âm tiếng Việt.”

Từ những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, đoàn cán bộ giảng dạy và sinh viên ngành Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã vào Nghi Lộc để nghiên cứu vì sao Nghi Lộc- một huyện gần 30 xã mà đã có trên 100 vùng phát âm khác nhau. Có người cung cấp cứ liệu nói rằng, triều nhà Trần đã đem khá nhiều tù binh Chiêm Thành về quản giáo tại vùng này, sau đó nhiều người xin ở lại lập nghiệp, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái tại đây, nên về mặt ngữ âm đất này đã sớm có điều kiện giao lưu, tiếp biến, kế thừa nhiều chất giọng. Chứng cứ là hiện nay Nghi Lộc có hằng trăm gia đình mang họ “Chế” cùng họ với Chế Bồng Nga vua Chiêm Thành. Từ vụ loạn kiêu binh đời hậu Lê, tại vùng Thạch Thất – Ba Vì ngày nay đã có một vùng nói giọng Nghi Lộc y chang, nghĩa là cũng đặc sệt “con bò vang” chứ không phải “con bò vàng” như của chung cả nước. Tìm lại sách cũ, tôi chợt nghĩ đến Cụ tổ cách con tôi 10 đời của là Tổng tri công, Trung thành môn vệ tướng quân Hoàng Khắc Dũng, chỉ huy quân cấm vệ của 3 đời hậu Lê Long Đức, Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng, chắc Cụ đã tuyển chọn nhiều con cháu ở Nghi Lộc làm quân cấm vệ, nên sau họa kiêu binh họ đã bị đầy lên vùng Thạch Thất, Ba Vì, và lập nên một vùng “Nghi Lộc mới” ở đây. Về sau nhiều người trong số đó đã về Nghi Lộc – Cửa Lò tìm và nhận họ. Bia đá Cụ tổ tôi do Tiến sỹ Nguyễn Huy Oánh (thân phụ của Nhà thơ Nguyễn Huy Tự, tác giả Hoa Tiên) thảo, bia ấy vẫn còn trơ tại nhà thờ họ Hoàng ở phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò.

Ông Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên là Sư đoàn trường quân chủ lực B2 kể rằng, sau trận càn Gian-xơn-city năm 1971, quân Mỹ-Nguỵ Sài gòn đã giải hết mật mã truyền thông của quân ta. Ông bèn nghĩ cách giao cho 2 chiến sỹ cùng quê Nghi Lộc ở hai đầu dây, và phải bằng tiếng Nghi Lộc đàm thoại qua vô tuyến để truyền đi mệnh lệnh chiến đấu của ông tới các đơn vị. Lần ấy địch cũng rà bắt được sóng vô tuyến của ta, song chúng không tài nào hiểu nổi “vi xi” đã sử dụng tiếng của  nước nào, và mãi đến giờ nghe nói các chuyên gia mật mã của họ vẫn không hóa giải được nội dung cuộc đàm thoại ấy.

Người theo học chữ Nho ở quê tôi còn nhớ câu đối hình như là của bạn cụ Đầu xứ Thái trêu mình: Đình tiến chỉ tiến trường đăng khách /Lộ thượng nan phùng tạp nguyệt nhân. Nghĩa là Trước đình chỉ thấy người dài đèn/Trên đường khó gặp người lộn trăng (Nói giọng Nghi Lộc là đi ra gặp bạn có học, khách đen dái/ Người lộn trắng)

Thổ âm Nghi Lộc thì vô vạn giai thoại. Cố đại tá nhà báo Triệu Phương Quế, trưởng phòng bạn đọc báo Quân đội nhân dân kể dạo mới đi bộ đội, đóng quân ở Nghi Lộc nghe dân nói chuyện hay đệm chữ “Đom” như: “sợ đom chi” hay “có đom mô”. Anh hỏi chị chủ nhà đom là gì hả chị. Chị chủ nhà cười bảo đom là đẹp. Tối đó tâm sự với cô bạn gái khá xinh trong làng Anh Quế khen, em xinh lắm, miêng em cười đom ghê. Cô gái hét lên: “Anh nói bậy!” rồi bỏ về. Để lại mình anh ngơ ngẩn giữa đêm trăng hẹn hò thơ mộng chẳng hiểu mô tê thể nào. Có một anh người Nghi Thuận đi học đại học ở Hà Nội lấy vợ người bắc, trước lúc đưa vợ về quê cũng tranh thủ dạy Nghi Lộc ngữ cho vợ như “ở lố”là “cởi truồng”… về quê mới tám giờ tối vợ anh kêu anh vô buồng bảo cởi quần ra. Anh ngạc nhiên, thì vợ tỉnh bơ nói anh không nghe loa xã thông báo: Ơ lố, ở lố à. Buồn cười quá anh bảo đó là họ thử loa: Alô, Alô chứ không phải ở lố, ở lố. Nhân dịp tết hàng năm quê tôi đều có phong trào “trồng cây ơn Bác” xã thông báo “Tết lông cơn năm ni (Tết trồng cây năm nay) xã quy định mỗi lao động phải lông (Trồng) 3 cơn (Cây). Ai lông rồi thì báo, những ai có lông mà không báo xã coi như không có lông. Nghe câu được câu chăng, trước khi rời quê cô vợ hỏi chồng thế anh đã báo với xã chưa? Anh chồng hỏi báo cái gì? Anh không nghe xã thông báo trên loa à? Anh không báo xã lại tưởng vợ chồng mình không có lông. Ngược lại có một o Nghi Lộc sắp lấy chồng bắc trước khi về quê cũng hết lòng truyền đạt cho ông xã tương lai chút ít đặc điểm tiếng quê. O nói ở quê em anh phải luôn chú ý có những đặc điểm như vần âu thì phát âm là u như con Trâu thi gọi là con Tru, sông sâu thì gọi la sông ni rất su. Anh chàng hỉ hứng thể hiện sự nhập gia tùy tục về đến quê bà xã tương lai. Ông nhạc hỏi các con học hành thể nào rồi? Anh nhanh nhảu trả lời bọn con học xong thi đụ rồi mới về bố ạ. Anh cứ nghĩ thi đậu thì quê tôi âu là u gọi là thi “đụ” Quê tôi thi đậu là thi đỗ của chữ đỗ đạt.

Cửa Lò là bãi biển nghỉ mát nổi tiếng nhất miền bắc được người Pháp phát hiện và khai thác đã trăm năm nay bãi biển bằng phẳng ít đòi xoáy là nơi tắm biển nghỉ dưỡng tuyệt vời. Hồi khoảng 1960 nơi đây có một trại điều dưỡng cho thương bệnh binh và bộ đội Miền nam tập kêt. Có anh thương binh đi xe đạp găp cô gái làng cô nói:

– Anh nớ có lên Quán Hành đéo (đèo) em cái, anh thương binh đùa lại Cô ơi tôi là thương binh không đéo được mô. Ai ngờ cô gái la lên Đồ mất dái (mất dạy) Sợ quá anh thương binh xuống xe hỏi , cô ơi sao cô biết tôi bi thương ở chộ đó.

Nhà văn quân đội đại tá Nguyễn Trọng Oánh kể, có lần ông về quê Nghi Long đến thăm bố vợ, khoe rằng ông được phong hàm đại tá là nhà văn quân đội đang viết tiểu thuyết. Ông bố vợ tủm tỉm cười bảo:

– “Rứa là anh văn vụ hai tay, hai tay văn vụ, còn chi nữa”Biết bố vợ nói trại câu “văn vũ song toàn”, hai tay văn võ. Ông Oánh cũng vui vẻ thưa lại, “Dạ con cũng thích thế lắm ạ!”

Nhà văn Hoàng Đình Quang quê ở Thái Nguyên tự khoe là đã từng có người yêu xứ Nghệ, hiểu, biết, nghe tiếng Nghệ của anh đạt trình độ Cử nhân, anh kể: Có lần lên Tây Ninh gặp một chị quê Đô Lương, anh nói với chị “Quân đội ta từ mô ma ra/Quân đội ta từ Đô Lương ma ra”. Chị phải phục anh sát đất nói đúng giọng Nghệ. Cuối năm 2009 có dịp về Cửa Lò khánh thành nhà thờ chi họ Hoàng của tôi, tôi rủ anh cùng về Cửa Lò. Chiều hôm đó sau lễ cúng khánh thành nhà thờ, tôi mời mấy người bạn nối khổ thưở hàn vi đến uống rượu nói chuyện cho Hoàng Đình Quang nghe. Tan tiệc về khách sạn tôi hỏi thật Quang:

– Bữa nay ông nghe được bao nhiêu phần trăm? Quang khiêm tốn nhận rằng may ra được hai chục phần trăm ông ạ. Ai đời quê ông máy “nổ” mà họ kêu là máy “soộc” cha ai mà hiểu nổi. Là người trong nước, với hiểu biết cỡ Hoàng Đình Quang mà chỉ nghe được có hai chục phần trăm, mới biết thổ âm quê tôi phức tạp đến nhường nào.

Về văn tài nổi tiếng của Nghi Lộc còn truyền đến nay. Trước hết phải nói đến
Tiến sĩ Hội nguyên Hoàng Gáp Đông các Đại học sĩ Phạm Nguyễn Du (1739-1786)
tên thật là Phạm Vĩ Khiêm, tự là Hiếu Đức, hiệu là Thạch Động tiên sinh. Ông là người làng Đặng Điền, Tổng Đặng Xá, huyện Châu Phúc (nay là xóm Tiên Lạc, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc. Ông đậu Giải nguyên năm 1773, đậu Hội nguyên Hoàng giáp năm1779, Triều Lê Cảnh Hưng. ông đã từng làm Giám sát ngự sử đạo Hải Dương, Thiêm sai dưới Triều Trịnh Sâm, Đông các Đại học sĩ và Đốc đồng Nghệ An. Phạm Nguyễn Du là một vị quan thanh liêm, trung thực và có nhiều cống hiến lớn cho đất nước dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, thế kỷ 18.

Phạm Nguyễn Du còn là một nhà văn hiện thực nổi tiếng ở thế kỷ 18, với nhiều tác phẩm có giá trị như: Nam thành ký đắc tập, Đoạn trường lục, Thạch Động tiên sinh thi tập, Độc sử si tướng, lưu lại dấu ấn khó phai mờ trong lịch sử văn học Việt Nam.

Kế là những người như Họa sỹ Lê Văn Miến người xã Nghi Long, tốt nghiệp Đại học tại Pháp, nổi tiếng hay chữ, về sau được giao rèn dạy vua được vua phong hàm thượng thư quê tôi gọi là cụ Thượng Miến. Thầy Nguyễn Thức Tự người xã Nghi Trường, bỏ quan về nhà làm Cụ Đồ cụ được mệnh danh là Chu Văn An tái thế, nhiều học trò của Cụ để lại sự nghiệp vẻ vang như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Nguyễn Sinh Sắc thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong một gia đình của dòng họ Nguyễn Đức ở xã Nghi Trung có đến mấy Nhà văn: Hoài Thanh. Hoài Chân (tác giả Thi nhân Việt Nam”, Từ Sơn, tiến sỹ Phan Hồng Giang, Anh Ngọc, Thuý Bắc.  Ở Nghi Long có họ Đinh sinh ra Hoàng GiápTiến sỹ tuần phủ Quảng Ngãi Đinh Văn Chấp, con trai ông là Tiến sỹ Đinh Văn Nam (tức Hoà thượng Thích Minh Châu) nổi tiếng về Phật học. Anh trai đầu là Đinh Văn Kinh, Em ông Đăng Văn Vinh là thư ký cho ông Phạm Văn Đồng thủ tướng Việt nam dân chủ cộng hòa hồi ở chiến khu Việt Bắc ông là cử nhân thủ khoa luật Hà Nội, người em út là đại tá quân đội nhân dân Việt Nam

Võ tướng lừng danh người Nghi Lộc, trước hết là Nguyễn Xí, một trong những khai quốc công thần, cùng Lê Lợi nếm mật nằm gai, tiến hành cuộc kháng chiến, đánh bại quân xâm lược nhà Minh, khai lập triều Lê, được Lê Thái tổ ban chiểu phong Thượng, thượng, thương, thượng đẳng thần. Ông có tài điều binh khiển tướng, luyện chó đánh giặc lập nhiều chiến công rạng ngời trong sử sách.Ông chính là người diệt trừ nghịch tặc lập vương cho Lê thánh Tông nhà vua anh minh đã minh oan cho Nguyễn Trãi với câu thơ “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” sau họa chu di tam tộc với vụ án Lệ Chi viên nổi tiếng sử sách. Nhà thờ Cương quốc công Nguyễn Xí hiện ở xã Nghi Hợp, một trong rất ít Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia trên xứ Nghệ còn giữ được quy mô hoàn hảo, kiến trúc cổ kính, đặc biệt là không hề bị sóng đời xâm hại trong suốt 600 năm qua.

Văn võ song toàn, trước hết lại phải kẻ đến Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh người làng Cổ Đan xã Phúc Thọ. Về thi trường ông chỉ đậu Hương cống (người đời thân thiện gọi là Cống Chỉnh), về tài nghệ chỉ huy thủy binh của ông đạt tới độ quái kiệt, ông là mưu sỹ đắc lực giúp Quang Trung Nguyễn Huệ lập Vương. Khi Nguyễn Huệ rời Bắc hà trở về Phú Xuân lần thứ nhất có ý bỏ lại ông, nhưng vừa về tới Phú Xuân đã thấy ông đến trình diện vấn an, tài đi biển như ông thật hiếm có. Căn cứ thuỷ quân tại Cửa Hội (nay gọi là Cảng K34) có từ thời Đông hải đại tướng quân Hoàng Tá Thốn, được Nguyến Sư Hồi (con của cương quốc công Nguyễn Xí) kế thừa, đến thời Hậu Lê giao ông Chỉnh.ông đã khôi phục và xây lại, căn cứ này thuộc đất làng Cổ Đan ven sông Lam quê ông, có lẽ vì vậy căn cứ hải quân này càng được ông củng cố mở rộng. Lúc đắc thế, ông Chỉnh tự sung tiền góp của, vận động dân, binh lên tới 10 vạn người vào nâng cấp xây dựng Đền Đông Hải (cư dân gọi là Điện Đông Hải). Tòa Điện lộng lẫy nguy nga được người đời liệt vào bậc nhất xứ Nghệ thời ấy. Năm 1962 một phái đoàn chuyên gia hải quân Liên Xô đến tham quan khảo sát, họ trầm trộ khen hết lời bởi khả năng phòng thủ lẫn tấn công của căn cứ hải quân này. Chị gái của ông Chỉnh là vợ của Danh sỹ Phạm Nguyễn Du, người làng Xuân Hồ, nhà ở dưới chân núi Lập Thạch bây giờ là Nghi Xuân, chị gái mất giữa lúc hai chín tuổi, bài thơ Khóc chị của ông Chỉnh được nhiều thế hệ thuộc lòng, và theo đánh giá của Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Ngọc Vương (Khoa Ngữ văn ĐHQG Hà Nội), đó là bài thơ viết về chị hay nhất trong suốt 10 thế kỷ thi ca Việt Nam. Tiếc rằng thiên tài Nguyễn Hữu Chỉnh không được Quang Trung tín dụng nên cho thủ túc sát hại, hơn 300 năm sau cái chết thảm khốc của một bậc đại tài còn để lại một nghi án, day dứt lương tâm giới nghiên cứu sử học nước nhà.

NHưng có lẽ đến triều đại Hồ Chí Minh với hai cuộc kháng chiến đánh Pháp đuổi Mỹ (1945-1975), trên nước Việt này không một đơn vị hành chính cấp huyện ở đâu cung cấp cho đất nước nhiều tướng quân bằng Nghi Lôc quê tôi. Nói chuyện với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước quê xã Nghi Diên, về người Nghi Lộc tham gia giải phóng miền Nam như thế nào? Ông nói với tôi rằng: “Chú biết không, họp bàn giải phóng Miền Nam, dân Nghi Lộc đã có 11 anh là cán bộ quân sự cao cấp, cả tỉnh Thanh Hoá có 1 thôi chú ạ”. Đó là cuộc họp đặc biệt vào tháng 3.1975 Bộ Chính trị, Quân uỷ trung ương quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Miền Nam.

Người Nghi Lộc có cấp hàm cao nhất là Thượng tướng Trần Văn Quang nguyên Thứ trưởng Bộ quốc phòng, từng là cục trưởng cục tác chiến tham mưu chiến dịch Điên Biên Phủ lịch sử. Nhưng có một điều khá đặc biệt là từ đó đến giờ ông chưa một lần phát biểu với giới truyền thống báo chí một nhận định, hay kể về một tình huống nào về chiến dịch lịch sử vẻ vang được đánh giá mang tầm thời đại mà ông là người trực tiếp bên cạnh Võ đại tướng cách nay 56 năm.

Người Nghi Lộc trong cuộc họp lịch sử 3.1975 gồm: Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vị đại biểu Quốc hội thường xuyên đốt nóng hội trường Ba Đình với những tranh luận nảy lửa nguyên là sư đoàn trưởng sư 10 chiến trương B3 Tây Nguyên, Tư lệnh quân khu 4. Hai anh em cùng chi họ Hoàng ở Nghi Thuận anh em chú bác ruột là Hoàng Niệm, Thiếu tướng Tư lênh bộ đội thông tin và Thiếu tướng Hoàng Đan, vị tướng trận mạc lập nhiều chiến công hiển hách, có nhiều giai thoại ở chiến trường thời chống Mỹ, Thiếu tướng Phùng Bá Thường (con cháu của Tướng công Phùng Quốc Kiều thời hậu Lê người xã Nghi Thu). Ông Thường nguyên Sư đoàn trưởng sư đoàn 10 Tây Nguyên sau ông Nguyễn Quốc Thước, nguyên Hiệu trưởng sỹ quan hậu cần. Phó đô đốc hải quân giáo sư tiến sỹ Lê Kế Lâm người Nghi Hoà, Đó là những người tôi đã có dịp gặp, còn những người khác tôi chỉ được nghe tên qua những đồng hương khác kể lại như Tướng Nguyễn Kiện tư lệnh bộ đội tăng thiết giáp, thiếu tướng Triệu Huy Hùng ở cục quân lực bộ tổng tham mưu. Chắc chắn cuộc họp với Bộ chính tri tháng 3 năm 1975 sẽ có vị Ủy viên bộ chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyến Duy Trinh, người xã Phúc Thọ, hậu duệ của Cương quốc công Nguyễn Xí, đồng hương cùng làng Cổ Đan với Cụ hương cổng Nguyễn Hữu Chỉnh.

Ông Trinh với bố tôi cùng học lớp chữ Nho của Thầy Hàn Thao người xã Nghi Phong. Cụ Hàn Thao là học trò của Thầy Nguyễn Thức Tự, Như ông cũng là chính con cháu chính dòng của Hoàng giáp Phạm Nguyễn Du đã nói ở trên.

Sinh thời cha tôi Hoàng Khắc Hanh (tức Hoàng Long Hải) người có tên số 160 trong danh sách Chiến sỹ cách mạng tại Bảo tàng lịch sư Xô Viết Nghệ An, hay nhắc tới bác Trinh bởi chuyên thầy Hàn Thao lập tử vi cho học trò, thầy phán rằng “thằng Trinh sau nay hiển vinh ít kẻ phân bì, hắn phải làm đến tứ trụ triều đình”. Còn bố tôi cùng lắm chỉ đến chức quan huyện, mặc dù học hành chữ nghĩa hai anh ngang ngửa với nhau. Lời thầy ứng nghiệm như thần, ông Trinh làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, đúng là “tứ trụ triều đình”. Còn bố tôi năm 1931 là huyện ủy viên huyên ủy Nghi Lộc nhưng đến 1970 trước khi nghi hưu cung chỉ làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Nghi Lộc. Ông Trinh làm lớn cũng có cơ duyên của nó. Khi phong trào xô viết Nghệ Tĩnh nổ ra, ông là Bí thư huyện bộ nông Nghi Lộc (Hội nông dân huyện), bố tôi làm phó. Tính chậm chạp ông Trinh sớm bị địch bắt cuối năm 1930, nhốt chung nhà tù với nhiều nhà lãnh đạo TW như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Cha tôi nói “Băng đảng ở tù chung thì tin nhau, chọn nhau thôi”. Ông Trinh nổi tiếng nhất có lẽ là thời hội đàm Pari 1968-1973, làm lãnh đạo cuộc đoàn phán suốt 4 năm trường ông chỉ nói duy nhất một câu chân lý “Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa, Đế quốc Mỹ tiến hành xâm lược Việt Nam là phi nghĩa. Mỹ phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam”. Hồi chiến tranh Mỹ ném bom miền bắc Việt Nam lần thứ nhất 5/8/1964 – 3/11/1968 có lần về Nghệ An truyền đạt ý kiến TW với tỉnh nhà ông ghé về quê thắp hương cho nhà thờ họ.thăm lại xóm giềng có người bạn nối khổ thuở chăn trâu cắt cỏ mắt mù loà chống gây qua thăm. Bạn ông nói:

– “Mi cho tau rờ mặt cấy chứ tau giừ không nhìn chộ” (mi cho tớ sờ mặt một cái chư bây giờ mắt nhìn không rõ) Hai đồng chí bảo vệ kiên quyết không cho đến gần, ông nói hai chú để cho anh ấy lại tôi, không có việc gì đâu. Bạn ông đến sờ lên mặt lên mũi ông rồi nói “Béo hầy, béo hây ăn chi mà béo rứa” (Béo quá béo quá ăn gì mà béo thế). Tính ông giản dị và chân thật không câu nệ những tiểu tiết của cuộc sống.

Sau khi ông mất (1985) ngoài thành phố Hà Nội ra, tên ông được chính quyền thành phố Hồ Chí Minh chọn đặt tên một con đường dài hơn chục cây số, từ Cầu Giồng Ông Tố (quận 2), đến xã Long Trường (quận 9). Có lẽ con cháu ông ít người biết có con đường này vì từ sau ngày giải phóng 1975 họ đã chọn nước Pháp và Châu Âu làm nơi cư trú. Ông không để lại văn chương thơ phú, nếu có là những bài viết về đường lối ngoại giao của Nhà nước thời ông phụ trách.

Người quê tôi có tính cực đoan bao đồng lắm nỗi! Như câu thơ nhà thơ Nguyễn Sỹ Đại người Hà Tĩnh tổng kết  “Chưa từng đến được thủ đô/ Nghe đài báo mất Liên Xô thì buồn”. Mít tinh mừng độc lập năm 1945 đại biểu của xã Phúc Thọ khi chào quốc kỳ họ hô rõ to: “Chào cờ xã ta! chào” dứt khoát không chào cờ xã khác.Trong chiến tranh chống Mỹ họ luôn tự hào với câu nói nổi tiếng “Phúc, Thái, Thọ là tiền tiêu tổ quốc” làm như các xã khác lân cận là hậu phương không bằng.

Dân quê tôi tin yêu Đảng như mẹ tin con.

Chuyện kể: Năm 1980 trong đại hội Đảng bộ toàn quân có hai ông Tướng người Nghi Lộc ngồi gần nhau, ông Trung tướng làm ở Bộ quốc phòng, ông Thiếu tướng là Chỉnh uỷ một Trường sỹ quan lục quân ở phía nam. Ông Thiếu tướng ghé tai nói với ông Trung tướng: “Anh nầy, tui thấy tuyên huấn ngoài ni vẽ ông Mác và Ông Ăng Ghen nỏ giống”. (Anh này, tôi thấy tuyên huấn ngoài này vẽ ông Mác và ông Ăng Ghen không giống} Ông Trung tướng nói lại: “Mi chộ Mác và Ăng ghen khi mô mà biết giống hay không giống?” (Mày thấy Mác và Ăng Ghen khi nào mà biết giống hay không giống} Ông Thiếu tướng nghĩ lại, đúng thật, mình chưa chộ Mác và Ăng ghen khi mô thì mần rằng mà biết giống hay không. Quen nhìn hình ảnh hai ông ở trường Sỹ quan lục quân nên ông cứ nghĩ Mác và Ăng Ghen ở Hà Nội không giống.

Mẹ Nhà báo, Đại tá Đặng Thọ Truật (người Nghi Long hai lần đề nghị nhưng chưa được phong anh hùng, nổi tiếng với trận đánh tại  điểm cao 1478 dãy núi Cô Pung phía tây Thừa Thiên Huế ngày 30/07/ 1970 bắn rơi 24 máy bay trực thăng, trong đó 13 chiếc rơi tại chộ, chở đầy lính của sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ, góp phần đập tan chiến thuật trực thăng vận. Trận đánh được ghi vào lịch sử chiến tranh quân đội nhân dân Việt Nam), Bà Thọ hơn trăm tuổi. khi còn minh mẫn lúc mô kể chuyện cho con cháu nghe bà cũng nhắc chuyện được vào Đảng năm 1936 . Bà nói “Tau nhờ từ mặc mấn chuyển sang mặc quần mà được kết nạp vô đảng được đánh giá là phụ nữ tiên tiến. Không biết bây giừ Đảng mần rằng mà quân nớ bỏ quần mặc mấn cả lại còn đưa lên ti vi nữa” (quê tôi gọi váy là mấn). Bà là người thông minh hóm hỉnh nhưng rất nhân văn, ngày đó bà là dâu trưởng trong họ có một cô cháu dâu chẳng may chồng hy sinh để lại hai đứa con, cô nuôi dưỡng các cháu tốt nghiếp cấp 3 khi ngoài bốn mươi tuổi, tuổi hồi xuân cô phát tướng đẹp ngơi ngời, trong làng có anh cán bộ xã muốn cưới làm vợ Nhưng ngoặt nối mấy bà cô bác dâu không ai tán thành vì sợ anh hưởng đến dòng họ, các bà đến nhờ bà dâu trưởng nói chuyện khuyên cháu nên không lấy chồng nữa. Bà nói: Tôi thì tôi khuyên nó lấy chồng, tôi hỏi các mự: “Nứng lồn chịu đắng chịu cay/ Cặc đâu phải gạo mà vay láng giềng”. Mấy mự có chịu nứng lồn thay cho hắn được không? Nhờ vậy mà cháu bà có được hạnh phúc sinh được thằng con trai sau này làm ăn nên nổi nuôi dưỡng báo hiếu cha mẹ, Ngày con cháu bà đưa tro cốt bà về quê chôn cất cô đến khóc nức nở và nói bà là ân nhân, lời của bà thật đúng: “Một lời nói, một gói vàng”

Một trong 7 người tham gia thành lập chi bộ Đảng CSVN đầu tiên tại hà Nôi được ghi trong sử Đảng là ông Trần Văn Cung, người xã Nghi Hoa. Khi nói về nhà ông, người quê tôi có câu “Cung, Quang, Bành huynh đệ nhất gia, tam tỉnh uỷ”. Ba anh em trai nhà ông Trần Văn Cung, Trần Văn Quang, Trần Văn Bành, ông thì Ủy viên thường trực Quốc hội, ông thì Thượng tướng, ông thì Thứ trưởng, cũng là hiếm có về Nhân, Trí, Dũng thời này. Trước kháng chiến chống Pháp ba anh em đều tham gia tỉnh ủy Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá ở cương vị cao nhất. Hoà bình lập lại có một đoàn nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Quang Nam về Nghi Lộc xin xác nhận về trường hơp liệt sỹ Trần Thăng bí thư đầu tiên của tỉnh uỷ Quang Nam đó chính lại là anh ruột của ba ông Cung, Quang, Bành như vậy phải cải chính lai nhà họ Trần “Tứ huynh đệ nhất gia, tứ tỉnh uỷ mới chính xác”. Cụ Hàn Dung thân mẫu của các ông là một phụ nữ cương cường , thông minh, nhân hậu . Hồi cải cách ruộng đất cụ bi đưa ra đất tố. Anh Ph cán bộ đội cải cách lên chỉ mặt cụ hỏi xấc xược:

– “Mi có biết tau là ai không?”cụ vừa nhai trầu vừa nói “Có, anh là đứa ở trong nhà tui ăn cơm hàng ngày với tui mà”. Ph quát không được láo lấy roi quất vào mấn( váy) cụ, cụ trừng mắt nhưng lại nói mát “khéo làm rách mấn tui đó”. Nghe tin mẹ bị đấu tố ông Quang đi xe ô tô về đón mẹ ra đơn vị. Vừa về đến nhà bà bảo “Con ơi cả nhà ta đi mần cách mạng răng dừ họ lại đưa mẹ ra đấu tố rứa, chúng nó nói mẹ bóc lột, có chi trong nhà tịch thu hết. Mẹ mà bóc lột à. Bay đi hết mẹ ở nhà sôi cấy nậy nước mới có nuôi bay ăn học, nuôi bay ở tù, Đi cày, bừa, cấy hái hỏi có ai bằng mẹ không? Răng hồi trước thằng Thăng, thằng Cung nói với mẹ đi làm cách mạng để đuổi Tây, lật đổ bọn bóc lột, ngồi mát ăn bát vàng mẹ làm ruộng làm vườn răng nói mẹ là bóc lột? Ông Quang phải nói khéo bà mới chịu đi. Khi ra xe bà dứt khoát bắt phải mang theo chiếc áo tơi bà nói “áo ni tau mới mua ở chợ Quán về loại tốt nhứt, mới chằm lại”. Ông Quang phải nói nhỏ với chiến sỹ công vụ gỉả vờ cột chiếc áo tơi lên nóc xe Bà mới chịu đi. Bà cụ Hàn ra Hà Nội một thời gian rồi nằng nặc đòi con đưa về quê anh cu Hiên người trong xóm hỏi bà ở Hà Nội thích không bà, bà đáp “thích nhưng không bằng ở nhà tau nhởi với bay”. Lại hỏi rứa rằng bà không ở ngoài nớ cho sướng. Bà cười:

– “Nói rứa chớ khổ chết cha, ngoài nớ nó bắt mặc quần nỏ cho mặc mấn(váy), nỏ biết nói chuyện với ai. Cu Hiên nói: mặc quần lụa thì đẹp chớ bà. Bà cười ra bộ nạt nộ “Bay con nít biết cứt chi, mặc quần thì nóng l.. chứ sướng chi”. Rồi bà lại ra vươn hái mấy bó rau lá lốt, rau thơm đi ra chợ Quán, Chợ Cầu bán mua về chục cá ve, cá nục. Bà sống vây ở quê cho đến lúc quy tiên. Cháu nội của Bà cụ Hàn con ông Trợ Thăng (liệt sỹ Trần văn Thăng bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam) là Trần văn Minh, Trần văn Hợp. Anh Hợp kháng chiến chống pháp làm đến tiểu đoàn trưởng. 1958 cấp trên phong quân hàm cho anh là thượng uý, trong lúc tay chính tri viên tiểu đoàn bần cố nông ăn tục nói phét thì phong đại uý tức mình xin về phục viên làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp. Ngày đó huyện có chủ trương bán chịu cho cán bộ hợp tác xã mỗi người một xe đạp Phượng Hoàng Trung Quốc nhiều người không dám mua vì sợ không có tiền trả nợ. Ông thì mua ngay vì ông bảo mai mốt tiền mất giá trả hết mấy xu bạc. Về nhà ông tập cho vơ đi xe đạp mấy ông hàng xóm chê ông là thằng nịnh vợ, ông tủm tỉm cười. Mấy hôm nhà có khách ông bảo vợ ông chạy xe đạp ra chợ Cầu mua rượu, vừa rung đùi vừa nói với khách “Đối với quần chúng muốn sai nó cũng phải có mẹo ông ạ, phỉnh (dụ) hắn đi xe đạp hôm nay sai được rồi, bữa trước hăn toàn bắt mình đi mua rượu vì hắn nói hắn không đi xe đạp được”

Ông Trần Văn Minh là anh ruột ông Hợp là cháu ruột đích tôn dòng ông Trần Văn Quang, hai chú cháu nhưng tuổi tác không cách nhau là mấy. cuộc đời ông cũng nhiều giai thoại. Trong kháng chiến chống Pháp ông làm thư ký kiêm phiên dịch tiếng trung cho tổng bí thư Trường Chinh ở chiến khu Việt Bắc. Chuyên gia Trung Quốc khi lên ngựa yêu cầu ông nâng đỡ đít để cho y lên ngựa dễ dàng Ông nhất quyết không chịu, chỉ cho y cho ngựa đứng ở chộ thấp tự tìm cách mà lên ngựa. Lão chuyên gia liền phản ảnh với Trường Chinh là ông không giúp đỡ chuyên gia. Ông Trường Chinh gọi ông nhắc nhớ ông thẳng thắn trả lời:

– “Tôi đâu bợ đít mấy thằng tàu”. Thế là ông được trả về quân đội làm lính chiến đấu. Làm y sỹ cho đến ngày nghỉ hưu. Trong làng có cô Tuyết là con của một người bạn chiến đấu thời chống pháp với ông tên là Đặng Văn, Tuyết học hết cấp ba khi xin phê lý lịch thì chủ tịch xã trực phê. cha cô “Mất tích” mặc dù cha cô còn sống và đương là thượng tá cán bộ cao cấp của quân đội. Nhưng do hoàn cảnh vợ chồng xa cách ông Đặng Văn bỏ mẹ con cô ở với một bà khác ở Hà Nội mấy năm không về quê. Thời bây giờ phê lý lịch mà ghi cha mất tích là thuộc loại lý lịch không rõ ràng, khó có cơ hội đi học vì không có ban tuyển sinh, nhà trường nào nhận cả. Cô Tuyết khóc lóc học chuyên lại cho ông Minh. Ông chẳng nói chẳng rằng cầm tờ lí lịch có bút phê của chủ tịch cho vào chiếc xà cột thời ông còn là sỹ quan quân đội đi thẳng lên trụ sở Ủy ban vào phòng chủ tịch xã. Ông thủng thẳng nói. “Nay ông mi có biết thằng cha Đặng Văn giờ mất tích ở mô không hề?, Chủ tịch xã mời nước ông vui vẻ trả lời: “Mất tích mô mà mất tích , hắn mần cán bộ cao cấp, bỏ cái lồn tra kiếm cái lồn trẻ ở ngoài Hà Nội chớ mất tích mô”. Chờ có vậy ông vung tay tát cho chủ tịch xã chảy cả máu mồn ra. Rồi từ từ mở xắc cốt ra, lấy ra tờ lý lịch có bút phê của chủ tịch. “Mi coi, coi mi biết rứa mà mi phê ra ri là răng?”. Nhờ có vậy mà cô Tuyết được phê lại lý lịch và được cử đi học nước ngoài vì cô học giỏi. Sau khi tốt nghiệp về nước cô đến nhà ông cảm ơn và tặng ông một đôi bê đan xe đạp của Liên Xô thời đó. Hồi những năm 1980 bao cấp khổ sở nhất là đi mua lương thực xếp hàng cả ngày mua được ba phần gạo bảy phần ngô khoai, nhưng nếu quen biết hoặc vì nể thì Cửa hàng trưởng vẫn giải quyết một trăm phần trăm gạo. Ông đến trước cửa hàng lương thực Quán Hành rồi mang Chu Mạnh là chủ tịch Nghệ Tĩnh hồi đó ra chửi “Cha, cha, thằng Chu Mạnh nói láo… Cửa hàng trưởng sợ quá mời ông vào, “Bác ơi có gì bác nói nhỏ chứ sao lại chửi lãnh đạo, Ông nói “thằng Chu Mạnh bạn học tau, hôm trước gặp tao phản ảnh cán bộ về hưu toàn ăn độn, hắn nói bây giờ khá rồi không độn nữa, thằng nói láo’ Cửa hàng trước biết ông là bạn học Huỳnh Thúc Kháng với ông Chu Mạnh nên chấm chước giải quyết cho ông không độn” Ông về cười hả hả, nói không chửi rứa mần rằng hắn biết mà giải quyết. Sau giải phóng ông theo con vào Sài Gòn, ông dạy tiếng Anh cho con em những người đồng hương mà biết ông. Ông đọc thông viết thạo nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga đó cũng là một người kỳ lạ. Có những lúc ông khó khăn, nhất là thời bao cấp ông ra Hà Nội đến Thăm chú Ông Là Trần Văn Quang thượng tướng thứ trưởng quốc phòng, ông giả đò nói “Lần ni cháu ra đây là chào chú”. Ông Quang hỏi “Mi chào tau đi mô?”. Ông nói “Khổ như ri cháu đi vượt biên chú ạ”. Vì tình chú cháu ruột rà, hơn nữa sợ mang tiếng gia đình cách mạng lại có người vượt biên. Ông Quang đành rút ruột cho cháu ít tiền vừa cho vừa động viên Minh ở lại vận nước mai mốt cũng phải khá lên cháu ạ. Vào đến Sài Gòn ông lại khao một anh bạn của chính tác giả nhí nhảnh cười và kể chuyện. “Tau lừa ông ấy để ông cho ít tiền chứ tau già hơn sáu chục tuổi còn đi mô”.

Vợ ông là hoa khôi của Nghi Lộc thời đó, yêu thích văn thơ. Chuyện kể rằng hồi mới nghỉ hưu không thấy ông đi sinh hoạt Đảng vợ ông hỏi, ông bảo tớ có vào Đảng bao giờ đâu mà phải sinh hoạt. Vợ ông không tin nói chắc ngang như cua bi kỷ luật khai trừ chứ gì ?, tức mình ông đi từ Sài Gòn ra sở y tế Nghệ Tĩnh ở thành phố Vinh rồi cầm về cho vợ một tờ giấy xin xác nhận có nội dung: Sở Y tế Nghệ Tĩnh xác nhận “ông Tràn Văn Minh chưa được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam bao giờ”có đóng dấu đỏ hẳn hoi

 

Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu người quê xã Nghi Hợp nguyên là cục trưởng cục chính sách quân đội nhân dân Việt Nam , người có công rất lớn với những ý tưởng đã trở thành hiện thực như : Phong tặng danh hiệu cho các bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Khi kể chuyện đến Ông Hoàng Đan khi đó là thiếu tướng cục trưởng cục khoa học công nghệ bộ quốc phòng . Ông nói ; Có bữa mình đang ở cục chính sách nghe anh Đan gọi điện thoại “Đẩu, Đẩu mi có rỗi không, mi cho tau gặp vài chục phút, tau hỏi mi cấy ni cấy”. Ông nói : Em đang ở văn phòng mời anh sang. Ông Hoàng Đan đi bộ sang sau một tuần trà ông nói : Đẩu nì “loại như tau theo hướng dẫn thì được huân chương Độc Lập hạng mấy?”. Dạ thưa anh theo quy định thì anh được hạng 2 vì trong lý lịch anh ghi là hoạt động sau cách mạng tháng 8/45. Ông Đan nói rứa có cách mô làm được hạng nhất không? Anh Đẩu nói: khó lắm anh ạ vì đâu có sửa lý lịch anh được. Ông nói “Tau hoạt động trước 45 nhưng bốn bảy đi bô đội thì tau khai rứa chứ thật sự trước bốn lăm tau đã tham gia rồi. Nếu hạng hai thì tau quẹt khu. Tau tưởng được hạng nhất để được chôn ở Mai Dịch để tau xuống tau hỏi mấy thằng cha ngày xưa nói với tau một đàng mà làm một nẻo coi hắn trả lời ra răng ? Chứ rứa là tau về Nghi Thuận tau nằm cho mát mẻ chứ tau cần chi huân chương với Mai Dịch cho dân hắn…”

 

Quả thật sau này khi ông mất con cháu ông đưa ông về quê cha đất tổ nơi ông đã ra đi làm rạng danh cho quê hương.

Người Nghi Lộc cũng giàu tính amua hài hước như bao vùng quê đất việt, Hồi những năm 70 tỉnh Nghê An tổ chức mừng công đánh giá kết quả áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp theo đường lối của Đảng là đưa khoa học vào cuộc sống, khoa học kỹ thuật là then chốt. Ông bí thư đảng ủy xã Nghi Long là Đăng Thọ Lợi được lên phát biểu tại hội nghị mừng công lên diễn đàn giữa tiếng vỗ tay rộn rã. Ông nói nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của tỉnh ủy, huyện ủy mà xã chúng tôi đạt được kết quả rực rỡ:

– “Trồng lạc thì lạc nhiều cổ hơn khoai, trồng khoai thì khoai to cổ hơn lạc, riêng xu hào thì một cơn một cổ”. Tiếng Nghi Lộc nói nhanh cả hội nghị chẳng mấy ai hiểu cứ tưởng ông đang ca ngợi khoa họ”.kỹ thuật. Về nhà ngồi nhậu với bạn bè ông nói: “khoa học kỹ thuật có cấy cứt chi nhờ bà con siêng năng mà được mùa, mừng công với mừng cót”.

Người là hoa của đất, là đặc sản số một.

Đặc sản thứ hai của quê tôi đó là khoai lang. Hồi tôi còn làm thuê cho một công ty của Mỹ US Global trading company, nhiều dịp làm quen với một chuyên gia hàng đầu của hãng Sengging chuyên bán nhân sâm Hàn quốc tên là Choi. Có lần ngồi ở khách sạn DAEWOO trà dư tửu hậu, hai bên tiếng Anh đều lõm bõm phải nhờ phiên dịch tiếng Hàn. Tôi nói nhân sâm của Hàn không bằng khoai lang quê choa, Choi trố mắt nhìn tôi rồi nói nhân sâm Triều Tiên nổi tiếng thể giới đã được các nhà khoa học dược phẩm phân tích đánh giá, có thể cho người sắp chết ngậm một miếng sâm sẽ sống thêm mấy ngày, mà nay Mr Hoàng nói gì kỳ vậy? Khoai lang quê ông như thể nào mà bảo hơn nhân sâm của nước tôi. Tôi chậm rãi bảo Choi, thứ nhất khoai lang quê tôi không có mà xuất khẩu như nhân sâm Hàn quốc vì không đủ tiêu thụ nội địa. Thứ nữa là… Choi đòi dẫn chứng phân tích khoa học về lý hoá, tôi đọc cho tay phiên dịnh tiếng Hàn người của Choi mấy câu ca mà người quê tôi tổng kết đánh giá về giá trị của khoai lang “Trăng lên đỉnh núi mu Rùa// Cho anh đụ  chịu đến mùa trả khoai//Khoai anh lông ở trên cồn// Em ăn một củ nứng lồn ba năm.” Ông thấy đấy, khoai quê tôi có thể thay tiền trực tiếp thanh toán tín dụng, còn tính chất lý hoá gì tớ không biết nhưng khoản bổ âm mà chị em sướng đến ba năm thì sâm Hàn Quốc của chú chỉ là đồ đinh rỉ. Về sau Choi khá sõi tiếng Việt, nhiều lần hắn rủ tôi về Cửa Lò Nghi Lộc chơi, tôi vẫn đãi khoai lang quê hương, mùa hè khoai củ, mùa thu khoai xéo, hắn ăn và khen ngon quá trời. Ngoài khoai, Nghi Lôc chỉ còn một đặc sản nữa đó là cà, nói cho đầy đủ trọn gói là cà có cuống, chứ không phải là cà có đuôi, để phân biệt với cá. Cà Nghi lộc cùi dày phơi cho héo, muối ăn giòn tan, mỗi nhà mỗi vại là thực phẩm chính nuôi dưỡng những người con xứ Nghệ. Vùng gần biển quê tôi còn muối cà vào mắm chợp vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng khoai lang ăn với cà pháo , hay với cá mu, cá ve thì hết ý vừa bổ vừa nhuận trường, vừa không mắc bệnh đường tiểu, chẳng nói ai xa, người cung cấp cà cho Bác Hồ kính yêu là đại đệ tử bảo vệ cho Bác, đó là ông Cần người đứng đầu trong “Cần. Kiệm. Liêm, Chính”. Ông Cần người xã Nghi Hợp cùng quê với Cương quốc công Nguyễn Xí…

Chuyện quê hương biết mấy vui buồn, chỉ tiếc tôi không là người viết văn làm sử để ghi chép lại. Mấy dòng này như là những giọt màu góp vào bức tranh quê hương, bạn đọc và những người cùng quê có xem qua cũng rộng lòng lượng thứ về độ chính xác, hoặc có điều bất cập là do kiến văn của ngừơi viết còn rất nông cạn.

 

Thành phố Sài Gòn Mùa xuân năm 2009- 2012

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *