Họ đã nói 31

Trí thức chân chính luôn luôn đối lập một cách tự nhiên với nhà cầm quyền, cho nên, thay vì xây dựng các tiêu chuẩn nhận diện thì chúng ta chỉ cần nhận diện trí thức bằng thuộc tính tự nhiên cơ bản của lực lượng này, đó là tính “đối lập”. Những ai không có năng lực đối lập thì dường như rất khó trở thành trí thức. Những ai không có phản ứng về sự vô lý, về sự thiếu nhân đạo, về sự thiếu hiểu biết thì kẻ đó dứt khoát không phải là trí thức… Và tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các cá thể trí thức, các nhóm trí thức là mức độ đối lập của nó đối với nhà cầm quyền. Trạng thái đối lập cực đoan là trạng thái đối kháng. Trạng thái đối lập khôn ngoan, phải chăng và tích cực là trạng thái không đối kháng. Ở mọi thời đại, tất cả những trí thức vĩ đại đều là những người đối lập tích cực. Nghiên cứu tính đối lập của trí thức, tôi thấy rằng có bốn điểm cơ bản: Thứ nhất, trí thức đối lập với nhau để hình thành một trong những sinh hoạt phổ biến tạo ra sự sáng tạo và lựa chọn, đó là tranh luận. Thứ hai, trí thức đối lập với nhà cầm quyền để tạo ra một sinh hoạt rất phổ biến, đó là sinh hoạt phản biện. Thứ ba, trí thức đối lập với những yếu tố văn hóa xâm nhập từ bên ngoài để tạo ra năng lực chọn lọc của xã hội. Và cuối cùng, trí thức phải đối lập với quá khứ để tạo ra động lực của sự phát triển và năng lực phỏng đoán tương lai…

Nguyễn Trần Bạt, Baomoi.com.

 

One thought on “Họ đã nói 31

  1. * Nhận diện trí thức bằng thuộc tính tự nhiên : dạ có, đó là những tên CHỐNG ĐỐI, LÀ NHỮNG THẾ LỰC THÙ ĐỊCH…
    * xây dựng các tiêu chuẩn nhận diện trí thức : dạ có, đó là BẮT BỚ TỰ NHIÊN, GIAM CẦM VÔ ĐIỀU KIỆN, NHÀ TÙ TỐI TĂM…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *