Có bạn giới thiệu bài viết mang tính khám phá rất độc mới đăng ở báo Kiến Thức hôm nay gửi link đến. Inrasara.com xin đăng ở đây để rộng đường dư luận.
Bất ngờ mua được váy của vua Chăm?
– Một người dân tại Đà Lạt (Lâm Đồng) đã bất ngờ mua được váy của vua Chăm chỉ với giá 1 triệu đồng.
Người đang sở hữu tấm váy quý trên là ông Nguyễn Đăng Thanh, đường Hoàng Diệu, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
* Ông Thanh bên tấm váy của vua Chăm
Ông Thanh cho biết, vào tháng 5/2012 vừa qua, ông mua được tấm váy của vua Chăm từ một người bạn thân chuyên sưu tầm đồ cổ ở TP Bảo Lộc chỉ với giá 1 triệu đồng.
Chiếc váy trên được một gia đình tại xã Próh, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) qua nhiều đời truyền tay nhau cất giữa. Cùng với chiếc váy gia đình còn giữ 2 đôi đũa bịt vàng, 1 chén (bát) bằng bạc nguyên chất, trên chén có hình 2 người khiêng một ông vua.
Do khó khăn nên gia đình này quyết định bán chiếc váy trên, còn 2 đôi đũa và chiếc chén bạc thì nhất quyết không chịu bán.
* Ông Thanh dùng kính lúp để kiểm tra chất liệu tấm váy của vua Chăm
Váy rộng 95cm, dài 174cm được dệt bằng tơ lụa, mịn, nhẹ và không bị mục mọt. Váy trang trí hoa văn quả trám, ngọn lửa và hình chữ H. Tuy đã trải qua vài thế kỷ nhưng do được cất giữ, bảo quản tốt nên chiếc váy của vua Chăm trông vẫn còn khá mới.
Tuy nhiên, liên quan đến tấm váy này, một số nhà khoa học chuyên nghiên cứu về lịch sử tại Lâm Đồng vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính thức đây có phải là tấm váy của vua Chăm hay không? Bởi đến nay, vẫn chưa có một tài liệu nào nói về trang phục của vua Chăm ra sao.
Một cán bộ thuộc bảo tàng Lâm Đồng cho biết: “Đến nay tôi vẫn chưa nhìn thấy váy của vua Chăm nên chưa thể khẳng định tấm váy của ông Thanh đang sở hữu là thật hay không. Nhưng vùng ông Thanh mua được tấm váy này trước kia đúng là nơi cư trú của vua Chăm và các hậu duệ”.
Theo bà Đoàn Thị Ngọ – Phó giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng, từ xa xưa các bảo vật Chăm vẫn do con cháu các vua Chăm giữ. Nhưng khi Lê Văn Khôi cùng dư đảng nổi lên chống lại triều đình nhà Nguyễn vào năm 1831, chiếm cứ 3 tỉnh Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết, một số đông con cháu của vua Chăm đã cộng tác với Lê Văn Khôi, quân triều đình đã thẳng tay đàn áp dân Chăm. Do đó, một phần người Chăm phải di cư sang Campuchia, còn một phần đã dẫn nhau lên núi sống với đồng bào Churu ở Lâm Đồng ngày nay và mang theo các bảo vật của vua Chăm tổ tiên của họ.
Theo các tài liệu cũ, trước đây ở Lâm Đồng có 3 địa điểm chứa bảo vật của các vua Chăm. Đó là làng Lơbui, đền Krayo và đền Sópmadronhay. Tất cả đều nằm trên địa phận của quận Dran, tỉnh Tuyên Đức cũ. Đây là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Churu. |
Vào những năm kháng chiến chống Mỹ, nhất là cuối năm 1968 sư đoàn 203 của Mỹ ngụy đã tới càn quét cướp đi những hiện vật quý trong đền. Một số báu vật của vua Chăm vào thời điểm này cũng bị thất lạc trong nhân dân.
Khắc Lịch
Ôi, vua Champa mặc váy thế này ư?
Tôi mang mấy hình ảnh này hỏi bà Thuận Thị Trụ, Bàn tay vàng Thổ cẩm Việt Nam, bà nói: Đó là tấm khăn trải bàn chỉ có tuổi độ 20 năm trở lại đây thôi, anh à.
Mới đây có người khám phá gốm Chăm trên ngàn tuổi, bị phanh phui là trò láo, nay thì thế nào đây? Ôi báo chí nước ta?
Trang phục của vua Chăm không phải vậy ? Báo chí Việt hay kiếm cớ chi cho mệt, vâng đó là tấm trải cho các ngày cúng tế thôi, ở nhà nội kaka cũng có, nhưng được cất giữ cẩn thận, không cho con cháu đụng vào. Không thể tin tưởng được, nhà nghiên cứu không có cứ liệu sao chứng minh được, đề nghị cơ quan chính quyền tỉnh Lâm Đồng, nghiên cứu và xem lại. Cứ liệu lịch sử không phải trò đùa lấy ra để phanh phui được, nếu ông Thanh nói còn có đũa vàng,…hay gì gì đó của vua Chăm thì sao lại được truyền tụng tới ngày nay, chuyện khác nói sư đoàn 203 càn quét nơi này để lấy đi những của quí, hai chuyện hoàn toàn khác nhau, nên xem lại.
Chúng ta, chưa ai mục thị vật này hoặc giả như đã mục thị cũng chưa hẳn có nhận định thuyết phục. Tôi nghĩ không nên vội khẳng định. Không biết bạn Quân có hỏi bà Thuận Thị Trụ hay không nhưng tôi thấy nếu có hỏi qua thì cũng chỉ nên để tham khảo thêm. Inrasara.com tuy là trang cá nhân nhưng Inrasara còn là 1 nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, bà Thuận Thị Trụ cũng là người có nhiều trải nghiệm về dệt thổ cẩm Chăm nên chưa vội nên đưa ý kiến của các vị này lên đây nếu thực sự chưa có những luận cứ xác đáng, vô hình chung độc giả xem là phát biểu chính thức thì không hay (vì các vị này là người có uy tín). Mọi phát ngôn liên quan đến văn hóa vật thể và cả phi vật thể liên quan đến Chăm (vốn đã thất lạc nhiều năm) cần tìm hiểu kỹ các bạn ạ!
Kiến thức của p/v báo Kiến Thức chỉ đến mức này thôi :”sư đoàn 203 của Mỹ ngụy” (sic).
Viết còn sai chính tả, ai còn tin bài viết nữa !
Pingback: Tin thứ Hai, 06-08-2012 « BA SÀM
Pingback: Tin thứ Hai, 06-08-2012 | Dahanhkhach's Blog
Anh Inrasara cho một í kiến nhỉ. Tôi không nghĩ đây là váy vua Chăm bởi vì nó quá bình dân từ họa tiết cho đến vật liệu. Ta biết nền văn hóa Chăm rực rỡ như thế nào qua kiến trúc đền đài cung điện và lễ hội rồi. Dĩ nhiên không loại trừ đây là chiếc váy vua Chăm dùng vào việc thay quần áo khi tắm xong. Người Khơme ở khắp xứ Đông Dương vẫn còn phong tục dùng những món đồ như thế này.
Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Hai, 06-08-2012 | bahaidao2
Bà con, anh chị em và bạn đọc thân mến!
Xem ảnh, biết ngay đó là sản phẩm mới.
– Các mảnh dải jih dalah (20cm) được cắt đều (chiều dài) và may kết thành tấm; xung quanh là jih viền rem lại.
– Sợi là nguyên liệu mua ở các chợ Sài Gòn. Ở đây có thể tạm nhận dạng 2 loại: sợi polyestere (hay sợi cotton) và sợi tơ bóng (tên gọi ngoài thị trường).
+ Công dụng: dùng để trải bàn, bất cứ loại bàn nào, bàn để cúng tế hay bàn ăn, bàn học…
+ Thời điểm sản xuất: trước 75, bà con làng Caklaing làm khăn bàn để bán cho người Mỹ là chính, sau này loại hàng này được dùng trong gia đình cộng đồng Chăm, rồi bán ra đại trà ngoài thị trường.
Để xác định thời điểm tấm “váy vua Chăm” trong ảnh, xem hiện vật thực thì người trong nghề biết ngay nó làm ở thời điểm nào, và có thể được làm ra bởi ai…
Tạm kính báo như vậy.
Thuk siam
tôi người làng caklaing, may mắn được xem trang phục vua chúa đang được lưu giữ ở Bắc Bình (để phục chế). Nhìn qua ảnh đây chỉ là khăn trải bàn được sản xuất nhiều vào thập niên 70 thế kỷ trước. Thật bất ngờ khi bảo đây là tấm váy quý của vua Chăm. Chuyện như đùa!
Váy Chăm đa số được phủ kín hoa văn trên bề mặt. Hoa văn được kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau trên màu nền như đen, đỏ, xanh tạo nên nhiều kiểu dáng hoa văn phong phú như: hoa văn quả trám (bingu tamun), hoa văn hình con thằn lằn (kachak), hoa văn 4 cánh (tuk riteh), hình ô vuông (bingu caor)… Váy Chăm thường may cạp ở rèm chân theo chiều ngang hoặc chiều dài của váy gọi là jih hoặc biyon. Đàn bà bình dân thường mặc váy có hình quả trám (bingu tamum), hoa văn hình dây leo (biyon hareh). Còn đàn bà quí tộc mặc váy có nhiều hoa văn mà phổ biến là hoa văn 4 cánh (bingu riteh) và vua chúa Chăm còn sử dụng việc dệt thêm những sợi chỉ bằng vàng, bạc vào váy của họ. Còn đàn bà lớn tuổi thì mặc váy có hoa văn hình hạt lúa nổ (bingu kamang). Loại váy này không phổ biến, người Chăm kiên cử khi dệt thì phải cúng cho vị tổ nghề Pô Nưgar một cặp gà.