* MC Ban Tổ chức giới thiệu diễn giả
Các đề mục chính trong bài thuyết giảng của Inrasara tại Diễn đàn Talk&Think – 8h30 – 11h30, 28-6-2012 tại Tòa nhà PACE, TP. HCM
* Inrasara thuyết trình
Tinh thần làm việc
“Người Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?” là một câu hỏi. Câu hỏi cần đi tìm câu trả lời. Trả lời từ diễn giả lẫn thính giả, cả hai hỗ trợ nhau tìm câu trả lời. Cho nên người nghe không tiếp nhận một chiều mà là, trao đổi mang tính tương tác. Muốn như vậy, cả hai có thái độ không từ ngoài nhìn vào như một nhà nghiên cứu thuần túy đi tìm bản sắc lạ, càng không phải tò mò để thỏa mãn sự hiếu kì mà là, đi vào trong văn hóa Cham để tìm hiểu, cảm thông và sống. Do đó, tôi sẽ không trình diễn kiến thức mang tính học thuật mà là, tra vấn và gợi mở để lộ bày tâm hồn con người Cham và tinh thần văn hóa Cham.
* Hội trường giờ khởi động
1. Người Cham đang ở đâu? Có mấy bộ phận cộng đồng Cham?
– 9 + 3 loại Cham ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong quá trình lịch sử.
– Cham ở Việt Nam hôm nay.
* Thính giả phát biểu ý kiến
2. Tính cách Cham Pangdurangga
– Hai thế giới: Bắc – Nam Champa, trung ương – địa phương: “Thế giới thứ hai là thế giới của nền văn minh bản địa xuất phát từ truyền thống của miền Nam Champa… Từ cuối thế kỉ XV, các giá trị tinh thần và tổ chức chính trị ở miền Nam bắt đầu phát triển khá nhanh mà tân Champa dựa vào đó để xây dựng cho mình một nền văn minh riêng biệt” (B. Lafont).
– Tính ngang bướng của Cham Pangdurangga & vấn đề phát triển dân số, kinh tế, xã hội…
3. Tinh thần sáng tạo Cham
– Tư tưởng Shiva: ham chơi, ham nghệ thuật, phá hủy và sáng tạo, niềm vui sáng tạo…
– Thiện tri thức Cham qua truyện cổ “Đi tìm học bán vợ”.
– Phân tích các biểu hiện chính: Chữ viết và sự thay đổi ngôn từ, Tháp & phong cách tháp Chàm, Ca – múa – nhạc: Damnưy Cham & quan niệm về lịch sử
4. Tinh thần hóa giải & hòa giải
– Bốn cứu cánh & 4 giai đoạn của đạo sĩ Bà-la-môn
– Bà-ni, sáng tạo đặc thù Cham
– Ba lần sinh & ý nghĩa của Kut
– Tinh thần giải sân hận trong văn chương Cham
– Chế độ mẫu hệ Cham: một xã hội không có hiện tượng ăn mày, đĩ điếm…
5. Dấu ấn văn hóa Cham trên đất Việt
– Về ngôn ngữ, kiến trúc & điêu khắc, ca múa nhạc…
– Dệt, nông sản, giếng Cham…
6. Kết luận; Người Cham đóng góp gì cho đất nước Việt Nam, hôm nay và ngày mai?
Có mấy loại Cham?
Diễn giả phân loại Cham như phân loại động vật vậy? có thể dùng từ nào khác được không? nghe phản cảm quá. thân mến. chúc Sara luôn khỏe.
Tưởng làm vậy là độc đáo, ai dè phản cảm. Nếu vậy thì sửa nhé, và đã chỉnh lại rồi.
Đwa karun bạn.
Thân mến
S
Bạn có tâm lý sai biệt đó bạn mang trong lòng bạn rồi, giải nó đi.
Chứ dùng từ “loại” tôi thấy là rất hay, vì nó có tính lịch sử đặc thù của nó làm cho tác giả (cố ý hay vô tình) mà dùng nó. Tôi thích nó vì nó sẽ phá hủy tâm lý phân biệt trong Cham hiện nay.
Hay lắm Taplin. Tôi cũng nghĩ như anh mà tôi ngần ngại, không dám nói.
Nhà thơ Inrasara đã dùng “loại” hồi thuyết trình ở “Không gian văn hóa Cham” tại Hà Nội tháng 5-2010. Sau đó vài lần dùng nữa. Hôm nay dùng lại. Rất hay. Nhà văn mà, không sợ dùng chữ độc mà lạ. Dùng chữ khác người.
Nhưng lúc này có lẽ bác ấy “sợ” dư luận Chăm ồn ào nên mới bị 1 bạn đọc “phản hồi” mà đã thay liền. Tôi nghĩ không sao, có lẽ nếu in thành sách bác ấy sẽ dùng lại.
À, tôi xin viết thêm:
“Có mấy bộ phận cộng đồng Cham” thì rất đúng. Nhưng nghe nó khoa học quá, chuẩn quá, trung tính quá. Trong khi “Có mấy loại Cham” rất độc đáo. Đọc lên khác liền.
Pingback: Tin thứ Ba, 03-07-2012 « BA SÀM
Pingback: Tin thứ Ba, 03-07-2012 | Dahanhkhach's Blog
Chúc mừng Sara, thật ra mình nghĩ không phải người Chăm đóng góp gì mà là đã góp phần quan trọng để tạo nên một nước Việt đa văn hóa hôm nay.
Với mình, Chăm cũng là cội rễ…
Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Ba, 03-07-2012 | bahaidao2
Chào nhà thơ. Em rất thú vị viết phản hồi này. Em đã nghe nhiều vị giáo sư thuyết giảng, riêng nhà thơ có lối thuyết giảng đặc biệt. Lôi cuốn, mở và thú vị. Nhà thơ không ý dạy dỗ ai cả, là điều rất hay.
Ngoài việc phân loại bộ phận cộng đồng Chăm em đã đọc đâu đó trong Hàng mã kí ức, còn lại toàn là điều mới chưa sách nào nói.
Nhà thơ không phô bày khoe khoang kiến thức như nhiều vị khác mà là dựa trên kiến thức đó mà gợi mở cho người nghe suy nghĩ.
Nhiều câu hỏi liên tục cho đến hết giờ là thế. Em biết còn nhiều câu hỏi nữa, Ban tổ chức thấy đã muộn (quá 7 phút) nên rút bớt đi. cảm ơn nhà thơ.
Thầy Inrasara luôn hấp dẫn như thế đó. Một nhà phê bình Việt kiều ở Canada xem Inrasara là một trong ba nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam, quả không sai. Theo nhận xét của cá nhân tôi thì thầy Inrasara ảnh hưởng đến người Chăm còn lớn hơn nữa.
Kính chúc thầy sức khỏe và bình an.
À, thầy có thể đưa toàn văn lên mạng cho mọi người đọc không nhỉ?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Chương đã đưa ra rất nhiều liên tưởng mới liên quan đến trầu cau, gợi mở ra những con đường mới và góp phần vào việc tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa Đông Nam Á. Trầu cau và tục ăn trầu là nét đặc sắc trong văn hóa Đông Nam Á–là một trong những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu cho sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á.