Sẽ bật lên
tiếng thơ đến sau tiếng thơ cuối cùng
hơi thơ dài lâu nén dồn lồng ngực
sẽ bật lên
hạt mầm vùi sâu hơn hạt mầm vùi sâu nhất
sau trận mưa tháng năm
rì rào cho đời khúc hát xanh.
Inrasara, Hành hương em, 1999
Sẽ bật lên
tiếng thơ đến sau tiếng thơ cuối cùng
hơi thơ dài lâu nén dồn lồng ngực
sẽ bật lên
hạt mầm vùi sâu hơn hạt mầm vùi sâu nhất
sau trận mưa tháng năm
rì rào cho đời khúc hát xanh.
Inrasara, Hành hương em, 1999
Tôi không nói sáng tác của nhóm Ngựa Trời chủ yếu mang tư tưởng nữ quyền. Không thể gán điều thiên hạ không [muốn] mang vác để nhận định về vụ vắng mặt đó. Nhưng nghệ sĩ sáng tạo phải vượt qua nỗi “chấp” (ngã chấp và xã hội-chấp) và vượt bỏ chính sự vượt qua đó, để LÀ sinh thể tự do và tự tại. Ngựa Trời và cả vài khuôn mặt thơ nữ Hà Nội trước đó, đã không đi tới tận cùng nữ quyền luận (feminism) trong sáng tác văn chương. Trong lúc thời hiện đại dành cho họ cơ hội lớn. Bao nhiêu người nữ ý thức sâu thẳm và mãnh liệt rằng mình là một nửa nhân loại. Chính họ đã và đang góp phần tạo nên lịch sử thế giới. Chứ không bị đẩy ra bên mép rìa xã hội hay đứng ngoài lề văn học như đã từng nữa. Trong văn học nghệ thuật, chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương giải-khu biệt hoá (de-differentiation) và phi tâm hoá (de-centring), dẫu trung tâm đó đó là Âu Mĩ nay hay Trung hoa xưa; ở đây là vị thế đàn ông trong văn hoá phụ hệ, đã tạo đà cho nhà văn nữ tự tin dấn tới.