Báo chí cách mạng Việt Nam tròn 87 năm kể từ khi tờ báo Thanh Niên do chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt số đầu tiên (tính từ ngày 21/06/1925 – 21/06/2012). 87 năm và 706 cơ quan báo chí in (178 báo in, 528 tạp chí); 1 hãng thông tấn quốc gia, 2 đài phát thanh-truyền hình quốc gia, 1 đài truyền hình của ngành, 64 đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố, trên 600 đài cấp huyện, hàng ngàn trạm truyền thanh cấp xã; 37 báo điện tử, 160 trang điện tử của các cơ quan báo chí, hàng ngàn trang thông tin điện tử. Cả nước có hơn 17.000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo (1). Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về số lượng các cơ quan báo chí và người làm báo, mang lại những kỳ vọng lớn cho nền báo chí nước nhà, là đại diện hùng hậu cho nguyện vọng của gần 100 triệu dân.
Niềm hạnh phúc của 23 tác giải đoạt giải B Giải báo chí Quốc gia lần thứ VI – 2011 – Ảnh từ nguồn tamnhin.net.
87 năm và những đóng góp nhất định không thể phủ nhận của báo chí Việt Nam qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau. Báo chí đã thông tin, đề cập, thâm nhập vào nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội mà những yếu kém của hệ thống chính trị không đủ sức hoặc không đề cập đến, né tránh. Đó thực sự là những dự cảm tốt lành về tiến bộ xã hội, về tự do ngôn luận, về chức năng phản biện xã hội, góp phần đẩy lùi cái xấu, phát hiện cái xấu, vạch trần cái xấu, chỉ rõ những con đường dẫn đến cái xấu và cuối cùng là triệt tiêu cái xấu.
Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ so với một hệ thống báo chí dày đặc nếu không nói là chằng chịt như hiện nay. Không có những con số thống kê thì những người ngoại đạo không thể biết được cả nước đang có bao nhiêu cơ quan báo chí, bao nhiêu người làm báo. Hỏi đến thì có lẽ những người ngoại đạo sẽ khó mà kể nổi 1/11 số tờ báo, đài, trạm, trang… mà mình tự tìm đến, đọc đến, nghe đến, xem đến, bỏ tiền ra mua… Báo chí cần phải sống bằng chính những giá trị mà họ mang lại cho người đọc, phải sống bằng chính cái nguyện vọng của nhân dân được thể hiện trong từng tin, bài, ảnh… mà họ đăng lên. Báo chí chân chính không thể cứ mãi sống bằng ngân sách, bằng những đồng tiền mà nhân dân không biết mình đang bỏ ra, một cách không tự nguyện. Báo chí không thể là những thứ cứ đến kỳ lại phát ra như những tờ bướm quảng cáo rẻ tiền và báo chí càng không phải là truyền đơn mà những kẻ phá hoại theo kiểu diễn biến hòa bình rải như mưa qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau trong công cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia mà dân tộc Việt Nam đã từng oanh liệt triệt phá dù là thời chiến hay thời bình.
Với chừng ấy cơ quan báo chí, với chừng ấy con người làm báo, với không biết cơ man nào là tác phẩm báo chí thì có bao nhiêu cơ quan báo chí, bao nhiêu con người làm báo chí, bao nhiêu tác phẩm chí thực sự đã phản ánh đúng tinh thần “báo chí là chính trị” hoặc đã hiểu đúng bản chất chính trị thực thụ của báo chí? Câu trả lời là đúng và đủ thì có lẽ chưa đáng kể.
Thử điểm lại một số vần đề nóng mà báo chí đề cập gần đây, giải thưởng Báo chí Quốc gia lần thứ 6 để thấy vai trò của báo chí thực sự đang ở đâu, đang được ghi nhận đến đâu trong bản chất “chính trị” của mình trước sự kỳ vọng của gần 100 triệu dân về đội ngũ làm báo chí.
1. Vấn đề như Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản … những cuộc biểu tình, biểu lộ sự phản đối, không đồng tình của nông dân về vấn đề đất đai đang nổi cộm trong xã hội:
Báo chí chính là những người tiên phong phản ánh và từ những phản ánh của báo chí đã tạo dư luận khiến các cấp chính quyền phải ra tay chấn chỉnh. Từ đó tạo nên hiệu ứng phản biện xã hội, giúp xã hội có được cái nhìn mới, nhận thức mới và từ đó hàng loạt các đợt kiểm tra, thanh tra, hàng loạt các quy định chính sách được thai nghén và ra đời.
2. Y tế, giáo dục hiện đang xuống cấp rất nhanh và đang gặp nhiều vấn đề bức xúc:
Hàng loạt bài báo phản ánh đến tình trạng xuống cấp về y tế và giáo dục, về an toàn thực phẩm, về y đức, về thi cử, về liên kết đào tạo, về sự tắc rách trong công tác quản lý, điều hành, giám sát và thể hiện vai trò quản lý nhà nước …
3. Việc Quốc hội thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân:
Báo chí tiếp cận chưa đáng kể về vấn đề quan trọng này, có thể vì thiếu thông tin hoặc thiếu kiến thức hoặc/ và chưa nhận thức đầy đủ vai trò “chính trị” của mình hay có khó khăn trong tác nghiệp chăng? Gần như không có một tác phẩm báo chí nào phản biện cho dù nhiều nhà khoa học danh tiếng, dư luận xã hội kịch liệt lên tiếng phản đối và cảnh báo. Ở đề tài này, báo chí hoàn toàn chỉ dừng lại ở kỹ năng “thuật” lại.
4. Vinashin & Vinalines:
Nhiều tác phẩm báo chí đã phản ánh, khá sâu nhưng chưa quyết liệt. Chưa tận dụng tối đa quyền được tiếp cận của mình.
Một cách tổng thể, giải thưởng báo chí Quốc Gia lần thứ VI có khá nhiều tác phẩm được chọn trao giải còn vô cùng lạ lẫm với quần chúng nhân dân, không thể hiện nguyện vọng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, chưa từng dù chỉ là phong thanh trước tai nhân dân.
Một khi sự dấn thân của nhà báo chưa được ghi nhận đúng mực, thì nền báo chí nước nhà thực sự chưa thể hiện được vai trò của mình, chưa đóng góp mạnh mẽ và đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân, chưa làm tròn vai trò “chính trị” của mình, chưa dũng cảm thể hiện những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, vai trò phản biện còn yếu kém. Trong đó, một bộ phận lớn các cơ quan báo chí, những người làm báo vẫn còn sống và làm việc theo kiểu bao cấp, sự hiện diện chỉ dừng lại ở những con số thống kê mà không thực sự nằm trong trí nhớ của người dân, những giải thưởng và ghi nhận vẫn còn là phong trào, là dân vận …
Tuy nhiên, khá nhiều tác phẩm đi được vào lòng dân, thể hiện được nguyện vọng của nhân dân, khiến dân ghi, dân nhớ đã không hoặc được trao giải thỏa đáng vẫn được khâm phục, vẫn được trân trọng. Đó mới chính là những phần thưởng vô giá dành cho người làm báo.
Sài Gòn ngày 21 tháng 06 năm 2012
Pingback: Tin thứ Bảy, 23-06-2012 « BA SÀM
Pingback: Báo chí Việt Nam thực sự được ghi nhận đến đâu? « TIN TỨC HÀNG NGÀY – Online
http://dailyvnews.blogspot.com/2012/06/bao-chi-viet-nam-thuc-su-uoc-ghi-nhan.html
Hoan ho may anh tri thuc goc Cham, the hien vai tro la tri thuc trong xa hoi Viet Nam. Gio tri thuc that khong duoc nhieu, nhung nguoi cong hien hiem lam nen doc gia rat hoan nghenh cac anh nhu cac giao su Hue Chi, anh Dien….
Pingback: Tin thứ Bảy, 23-06-2012 | Dahanhkhach's Blog
Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Bảy, 23-06-2012 | bahaidao2
“Báo chí chân chính không thể cứ mãi sống bằng ngân sách, bằng những đồng tiền mà nhân dân không biết mình đang bỏ ra, một cách không tự nguyện. Báo chí không thể là những thứ cứ đến kỳ lại phát ra như những tờ bướm quảng cáo rẻ tiền và báo chí càng không phải là truyền đơn mà những kẻ phá hoại theo kiểu diễn biến hòa bình rải như mưa qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau trong công cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia mà dân tộc Việt Nam đã từng oanh liệt triệt phá dù là thời chiến hay thời bình.”
Đoạn này rất chí lí.
Pingback: Chép sử Tháng 6-2012 « VIỆT SỬ KÝ