Do hiểu sai ý nghĩa của Kut nên một bộ phận nhỏ Chăm nảy sinh tư tưởng chống Kut.
Người Ấn Độ, sau khi thi hài được hỏa táng, tất cả đều cho xuống sông Hằng; thế thì hư vô quá. Dân tộc theo tục địa táng thì tốn đất; thế nào rồi sau vài chục hay vài trăm năm, phần mộ nếu không bị dời đi thì cũng bị xóa sổ. Không thể tránh. Có khi chỉ chừa lại những nhân vật nổi tiếng.
Người Chăm thì khác. Chỉ cần một sào đất cũng đủ chứa cả triệu “tinh cốt”. Mấy trăm thế hệ sau cứ đến đó mà thờ phượng, cúng kiếng. Vô phân biệt. Chỉ khi dòng họ mất đến người nữ cuối cùng, Kut mới thành Kut hoang. Là điều khó xảy ra.
Kut Chăm rất hiện đại, là vậy.
Vậy là loài người có hình thức “nghĩa trang” rất lạ, và rất hiện đại đó.
Nghe nói là nghĩa trang này KUT giống đài liệt sĩ. Có KUT ở giữa làng, làm rất đẹp. Đài liệt sĩ thì khi thay đổi chế độ là tiêu. Còn KUT người Chăm thì không vậy. Hay!