(Chủ đề Bất an Dự án Nhà máy Điện hạt nhân – Ninh Thuận)
Mến tặng Dũng Phan Rang
Do trang website Inrasara.com có thông báo ngưng thảo luận về Điện hạt nhân kì hai từ mấy ngày trước, cho nên tôi không bàn trực tiếp về ĐHN, mà bàn về ý nghĩa 2 con số. Bài này được gợi hứng từ bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài do nhà thơ Inrasara trích ra trong bài “Trí thức Chăm & Điện hạt nhân” trên web này mà tôi đọc được.
20 ngày chẳn tính từ ngày 14-5 đến cuối ngày 4-6-2012, từ khi bức Kháng thư về ĐHN kêu gọi chữ ký được gửi đi các nơi. Theo tôi thấy, trong số 621 người ký vào Kháng thư, cộng đồng cư dân tỉnh Ninh Thuận và bà con Chăm có được 68 chữ ký cả thảy (có người thuộc tộc Chăm nhưng họ không ghi “Ethnic Cham”).
1/- Con số 68 này được phân làm 3 phần:
– Người Chăm Ninh Thuận : 36 người.
– Người Chăm ở ngoài tỉnh và nước ngoài : 26 người
– Người Kinh Ninh Thuận : 06 người.
Xin nói ngay là, bài viết nhỏ này đưa ra sự phân tích con số thu lượm được, tôi không hề có ý định phân biệt gì cả. Chúng ta sống cộng cư với nhau, bản thân tôi sống giữa cộng đồng mà xung quanh toàn người Kinh, thì phân biệt đối xử là rất phi lý.
Người Chăm ở Ninh Thuận tất cả có 69.000 người (41,60% dân số người Chăm cả nước) chiếm 11,93% dân số toàn tỉnh. Còn dân số tỉnh Ninh Thuận là: 573.925 người (thống kê 10-6-2009); trong đó người Kinh chiếm 76,65%. Đó là con số vượt trội, nhưng tại sao chỉ có 06 người ký vào Kháng thư?
2 con số nói lên điều gì?
Người Kinh chủ yếu sống ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, lẽ ra họ rành về thời sự hơn, thế tại sao họ ít quan tâm đến ĐHN là một vấn đề trọng đại của đất nước và của tỉnh nhà như thế? Hay là người Kinh Ninh Thuận:
– Ít quan tâm về thời sự? (tôi không muốn nói là ít học thức)
– Hay có quan tâm, nhưng vì sợ liên lụy mà không dám tỏ thái độ?
– Hoặc cho rằng ĐHN mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, nên không phản đối?
2/- Ở đây, tôi chỉ nhấn mạnh vào cộng đồng Chăm. Và tôi lấy làm mừng. Tộc Chăm được 62 người so với con số hơn 500 người “ngoài Chăm” trên khắp thế giới trong danh sách Kháng thư (đã trừ tộc Chăm và người ngoại quốc) trên tổng số 90 triệu dân, phải nói 62 người kia là con số biết nói. Sự biết nói này nói lên điều gì?
Có lẽ do người Chăm mất nước (chuyện cũ rồi), đang lưu lạc khắp nơi, cho nên họ ưu tư và lo lắng về sinh mạng của cộng đồng mình ở bản xứ nhiều hơn. Không phải họ không sợ bị phiền hà, mà là họ cảm thấy nguy cơ gần hơn, có lẽ vậy. Họ có bao nhiêu đâu! Còn theo một trong ba nguyên do của Inrasara đưa ra là: người Chăm xem vùng đất Ninh Thuận là đất thiêng của họ: họ lo lắng hơn.
Tôi không phải nhà văn nhiều chữ nghĩa, tôi chỉ nêu vấn đề và đưa ra vài câu hỏi thôi, mà xin nhường lại sự bình luận cho bạn đọc các nơi.
Kính mến
Lưu Văn
Pingback: Tin thứ Tư, 06-06-2012 « BA SÀM
Bác Lưu Văn trình bày ngắn gọn, súc tích lắm. Số liệu bác nêu ra rất thuyết phục. Cùng mừng với bác là người trẻ Chăm biết đến xã hội là tốt.
Hay, viết hay lắm, dù văn vẻ chưa khúc chiết, nhưng rất đáng suy nghĩ.
Các bạn nói ở đâu? Phải chính danh mới là người yêu Ninh Thuận thật, chứ nói cà phê cà pháo ai nói chả được. Tôi yêu Ninh Thuận.
Tôi kính tặng “còm” này cho các trí thức Chăm chỉ biết… nói likuk nha la bàn.
Pingback: Tin thứ Tư, 06-06-2012 | Dahanhkhach's Blog
Lưu Văn phân tích thông minh lắm.
Chỉ mong nhà máy này dời vào biển xa đi.
Pô pajiơng anưk Cham
Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Tư, 06-06-2012 | bahaidao2
Tôi và nhiều người không biết gì về ” kháng thư”, nếu biết chắc con số sẽ cao hơn 68.
Pingback: Chép sử Tháng 6-2012 « VIỆT SỬ KÝ