“Người Chăm có tồn tại và đất Ninh Thuận có phồn vinh không là do cách hành xử của người Kinh và cách phấn đấu của người Chăm mà thôi. Ở đời, luật rừng là mạnh được yếu thua, mong rằng ở thế kỷ 21 ta sẽ hành xử văn minh hơn với dân tộc Chăm một thời hùng tráng, cũng như ta muốn Trung Quốc hành xử văn minh hơn với ta.”
Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn trả lời bạn đọc phản hồi
Nói theo kiểu…Chay Mala (sao mình thích Chay Mala thế nhỉ?) thì người Kinh là một dân tộc vốn rất…mau quên.
Nhiều người đã… quên mất, chẳng biết dân tộc Chăm là dân tộc nào, ở nơi đâu nữa là…
Còn nói nghiêm túc thì mình ủng hộ bác Đoàn.
(Mình yêu các bạn Chăm.)
Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn nói- “Người Chăm có tồn tại và phồn vinh hay không là do cách phấn đấu của người Chăm mà thôi.”
Inrasara là một nhà tri thức của dân tộc Chăm, ông đã làm gì…? khi nhà nước quyết xây ĐHN ở Ninh Thuận.
Như Ngọc hỏi lạ quá nhỉ. Trong khi hầu hết trí thức Chăm im lặng, Inrasara là người đầu tiên lên tiếng. Rồi lên tiếng nhiều lần. Và đưa vấn đề ra cho độc giả thảo luận. Nhạc sĩ Tô Hải viết:
“Inrasara không dùng từ ngữ, câu cú nào lên án nặng nề, không chỉ vào trách nhiệm của ai và cũng không đòi hỏi phải đình chỉ hay mang nhà máy điện hạt nhân đi nơi khác… anh chỉ nói về văn hóa Chăm, nói về tình yêu với mảnh đất đã nuôi người Chăm 2000 năm sẽ đi đâu? về đâu?…
Và cuối cùng, cảm phục nhất là nhà thơ Chăm kiên quyết bỏ Saigon trở về làng để được cùng đồng bào mình sống chung (và chết chung?) những ngày cuối đời chừng nào văn hóa Chăm còn tồn tại!
Chẳng thế mà từ bên Mỹ, nhà khoa học nguyên tử thứ thiệt Phùng Liên Đoàn gọi Inrasara là một “đại lão trí tuệ” và mong được làm quen với anh…”
Còn bảo Inrasara làm gì nữa???
Kính chào bác Inrasana. Xin kính chào các bác.
Thời gian gần đây, tôi thường xuyên vào trang này đọc, ngày nào cũng ít nhất một lần. Tôi học hỏi được nhiều lắm từ các bác.
Dù là Kinh, Thượng, Chăm, Hoa hay Khmer… chúng ta cùng là anh chị em một nhà khi cùng sống chung trên giải đất chữ S này, phải không các bác ạ?
Hôm qua tôi tần ngần nghĩ: mình có được phép gọi các bác là “đồng bào Chăm” không nhỉ? Đồng bào, hình như là chữ gốc Hán, có nghĩa là cùng một Bào Thai, cùng một Mẹ?
Tôi nghĩ tới nghĩ lui, và rồi kết luận: Đúng rồi, mình nên gọi như thế! Mình sẽ xin phép các anh chị em Chăm để được gọi như thế! Bác Inrasana và các bác cho phép tôi gọi như thế nhé!
Bác Inrasana cùng các bác ơi. Ban đầu tôi còn hơi… nhát, chưa dám nói gì. Nhưng giờ thấy bác đăng đoạn trích lời TS Phùng Liên Đoàn trên đây, tôi cầm lòng không nổi nữa, đánh bạo chạy vào đây xin phép được làm quen với các bác.
(Hi hi, mới tuần trước tôi còn cứ gõ nhầm Inrasana thành Insarana. Nhưng từ nay tôi sẽ không nhầm nữa, mà còn hy vọng sẽ được học thêm nhiều từ ngữ tiếng Chăm).