Dân tộc Chăm sinh ra ba văn nhân cá biệt: Inrasara, Trà Vigia, và nay là Chay Mala. Tôi xin dùng lại chữ của nhà thơ Inrasara “cá biệt” để đặt cho họ, không có gì sai trái cả. Inrasara làm thơ từ thiếu niên, 40 tuổi mới đăng rồi in thơ. Trà thì chỉ khi Tagalau xuất hiện anh mới viết, và chủ yếu viết để đăng Tagalau; nhiều chỗ mời anh ỡm ờ cho qua. Nay Chay Mala tôi thấy chỉ xuất hiện trên web Inrasara.com, mà không chỗ nào khác, trong khi tuổi đã biết mệnh trời rồi.
Tôi đã từng viết về Inrasara, về Trà Vigia, nay xin mạo muội vài nguệch ngoạc về Chay Mala. Nếu có gì sai sót, xin bà con cho qua.
Nhà văn người Việt là Đinh Vũ Hoàng Nguyên là nhà văn mạng khá nổi tiếng đến nỗi, khi mất, báo Tuổi trẻ dành cả trang báo về anh. Anh có chuyện kể đại ý: Kim lãnh tụ chết, nhân dân ta kêu là thằng Kim Châng In, còn đảng ta gọi là đồng chí Kim. Để dung hòa, có lẽ nên gọi Kim lãnh tụ là “thằng đồng chí”, để vừa có tính đảng vừa có tính nhân dân.
Chay Mala cũng có lối viết ngắn và bất ngờ như thế. Nhưng ở Chay Mala có khác biệt rất lớn. Theo tôi, văn Chay Mala là thứ giọng văn ma quỷ! Trà Vigia tài hoa cũng không có thứ giọng này, cả Inrasara càng chưa hề có. (Dường như Jalau Anưk có vài truyện mini rất lạ, hứa sẽ liên tục, nhưng rồi không thấy đâu nữa). Cái hay của truyện Chay Mala kể chính là tính bất ngờ đến không tưởng của nó. Vừa hóm, vừa ngắn và bất ngờ. Ví dụ 3 chuyện liên quan đến ĐHN gần đây.
Chuyện 1. “Sủa & hỏi ngu”. Truyện nói về “trí thức” Chăm cãi vã nhau, cãi suốt và cãi to quá nên anh ban cho cái tên là “sủa”. Vâng, sủa cũng tốt, tôi đây cũng chịu luôn. Cái bất ngờ là anh cho vấn đề đột ngột ngoặt sang ngả rẽ không ai lường trước được: “Chớ hỏi sao họ không sủa lò… hột nhơn nhể?”. Câu hỏi khiến người đọc bật cười. Té ra cái chính anh nhắm tới không phải là về trí thức, mà nói về “tại sao không sủa lò hột nhơn”.
Chuyện 2. “Nguyên do Inrasara chống Điện hạt nhân”. Ta tưởng anh đang chê Inrasara tới bến, chê chuyện quá khứ và đẩu đâu. “Nổ” là để chỉ kẻ khoe khoang vô lối, không có gì mà cứ khoe mẽ. Vậy mà anh dùng chữ này vận vào Inrasara. Nhưng rồi, ai dè anh đã đưa câu chuyện vào đoạn kết bằng một câu hỏi gỏn lọn: “Ước gì trí thức Chàm mình có vài kẻ nổ như thế hỉ?”. Người đọc không thấy khen hay chê ở đâu, không thấy cá nhân Inrasara ở đâu nữa, mà chỉ thấy sự việc: là chuyện điện hạt nhân. Chuyện nghiêm trọng nhưng Chay Mala đã làm cho nó thành nhẹ nhõm lạ thường.
Chuyện 3. Là chuyện này: “Thương, đánh đấm & sợ”. Diễn biến câu chuyện tưởng Chay Mala đang nâng Trà lên mây cho Trà sướng. Nào là Trà đẹp trai, oai phong lẫm liệt (so sánh với Chế Bồng Nga đâu có bỡn – Chay Mala cho chính Trà tự nhận như thế). Rồi ta đây có trao đổi với ai đó là do thương mà nói. Cuối rốt: “Trái tim Wa phải công nhận bao la thiệt đó”. Nhưng rồi bất ngờ anh đẩy Trà vào thế kẹt: “Thế còn lò hột nhưn, cũng thương luôn à?”. Thế kẹt này làm cho sự kiện lộ ra: sợ mà nói. Hãy xem cụm từ “yêu thương hun hít điện hạt nhân” ở đoạn cuối cùng!
Trước đây hai năm tôi cũng đã đọc vài truyện ngụ ngôn của Chay Mala, rồi tôi cứ liên tưởng vào thực tế Chăm mà so sánh. Sau khi đọc kĩ Hàng mã kí ức của Inrasara, tôi hiểu khác đi nhiều. Tại sao Inrasara viết sự thật về đời mình, quê hương mình, văn hóa dân tộc mình mà lại kêu nó là hàng mã? Phải đọc bốn, năm lần tôi mới hiểu ra. Và sau ngày ra mắt sách, sau khi đọc các bài về tác phẩm, tôi mới thật sự hiểu thế nào là tác phẩm văn học viết theo lối hậu hiện đại.
Đọc văn Chay Mala cũng vậy, đừng chăm chăm nhìn đến nhân vật thật mà anh ta nhắc đến rồi liên hệ qua chuyện đời thường của họ chi cho mệt. Cũng chớ hỏi xem có phải Trà tự nhận mình oai như Chế Bồng Nga là thực hay không? Nên nhớ đây là tác phẩm văn chương. Chay Mala chỉ mượn đỡ tên của họ, nói mạnh hơn là “xài” họ làm chất liệu cho tác phẩm mình. Truyện Chay Mala hàm chứa rất nhiều tưởng tượng, và sức liên tưởng. Hãy đọc nó như đọc tác phẩm văn chương.
Dĩ nhiên, về ý tưởng và ngôn từ, Chay Mala có ảnh hưởng Inrasara (nhiều nhà thơ nhà văn cũng chịu ảnh hưởng Inrasara mà), nhưng về giọng điệu thì chỉ là giọng thuần chất Chay Mala. Lối văn ma quỷ này lần đầu tiên tôi đọc được trong văn học Chăm.
Khởi viết ngày 23-5-2012, sửa lại ngày 27-5-2012.
*
(Lời tác giả: Vốn không rành lắm về thuật ngữ văn học, viết bài này, tôi có nhờ Inrasara biên tập về câu chữ – xin cảm ơn).
“Dân tộc Chăm sinh ra ba văn nhân cá biệt: Inrasara, Trà Vigia, và nay là Chay Mala. Tôi xin dùng lại chữ của nhà thơ Inrasara “cá biệt” để đặt cho họ, không có gì sai trái cả. Inrasara làm thơ từ thiếu niên, 40 tuổi mới đăng rồi in thơ. Trà thì chỉ khi Tagalau xuất hiện anh mới viết, và chủ yếu viết để đăng Tagalau; nhiều chỗ mời anh ỡm ờ cho qua. Nay Chay Mala tôi thấy chỉ xuất hiện trên web Inrasara.com, mà không chỗ nào khác, trong khi tuổi đã biết mệnh trời rồi.”
– Đúng là những con người “Cá biệt”, độc đáo.
Anh Lưu Văn “mổ xẻ” rất hay.
Pingback: Tin Chủ Nhật, 27-05-2012 « BA SÀM
Pingback: Tin Chủ Nhật, 27-05-2012 | Dahanhkhach's Blog
Dường như tôi có nhớ đâu đó anh Inrasara viết rằng, nếu viết một bài văn xuôi dở, nó còn lại thông tin. Còn làm một bài thơ dở, là vứt.
Vậy là cộng đồng Chăm đã có 3 cây văn xuôi ngon lành rồi.
Congratulations!
Pingback: Anhbasam Điểm Tin Chủ Nhật, 27-05-2012 « doithoaionline