Lưu Văn vừa viết phản hồi về bài viết của Đồng Chuông Tử. Phản hồi hơi dài, được viết khá kĩ, và cần thiết. Cho nên tôi xin phép anh Lưu Văn và độc giả Inrasara.com cho đăng lên như một bài viết chính.
Inrasara
ĐCT thân mến!
Xin vào thẳng vấn đề nhé!
Có lẽ bạn trẻ chưa nắm hết nội hàm ý nghĩa về trao đổi trên mạng toàn cầu, cho nên đã có vài phản ứng đáng tiếc. Đáng tiếc hơn, là bạn thuộc thế hệ mới. Bạn cũng nên bình tĩnh với bài này của tôi nhé.
Xin nêu vài điểm như sau:
1/- Tôi lấy ví dụ ở Mỹ, nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc viết trên VOABlog, sau mỗi bài viết của ông có ít nhất 50-100 comments khác nhau. Có không ít còm miệt thị hay chửi ông rất vô lý, nhưng tôi thấy ông chưa bao giờ trả lời lại. Tôi lấy ví dụ thêm: nhà thơ Inrasara trên Tiền Vệ, bài “Khóc Tây Tạng” của anh rất nhiều người còm sai, nhưng mãi đến bài thứ 15 anh mới viết lại 1 bài rất hay, vừa vui vừa lịch lãm.
2/- Chú ý là 80-90% người viết còm đều ký nick, ở đâu cũng vậy. Cho nên khi bạn trẻ có ý sưu tra lý lịch họ, hỏi họ ở đâu, dân tộc nào hay viết có ý gì, là bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của mạng toàn cầu (ĐCT viết: Anh cũng vậy. Mặc dù, tôi không biết anh là ai, làm gì, ở đâu. Có nghĩa là anh ở trong bóng tối đấy, anh Sáng ạ). Bạn hỏi ông Trần Sáng hay bất cứ ai viết còm ở mạng của nhà thơ Inrasara hay ở mạng nào đi nữa đều là không đúng. Họ là độc giả.
3/- Tôi không thấy ông Trần Sáng sai ở đâu cả. Mạng toàn cầu không dành riêng cho người Chăm hay cho bộ phận độc giả nào cả. Khi bạn viết dù đăng ở đâu hay dù bạn có dặn là chỉ dành riêng cho Chăm, thì ai vào đọc cũng được, hay ai muốn viết phản hồi cũng tốt. Ví dụ như mạng của cá nhân nhà thơ Inrasara, tôi thấy rất nhiều giới, nhiều nước thuộc nhiều dân tộc khác nhau vào đọc và đưa nhận định. Có người viết một, hai lần rồi vắng luôn, có người xuất hiện đều đặn.
Khi ông Trần Sáng cho rằng ĐCT kết bài viết dở, đó là quan điểm của ông ta. Nếu bạn thấy hay thì nghe và rút kinh nghiệm, còn bạn thấy dở thì cho qua. Bởi nhiều người khác thấy nó hay thì sao!
4/- Có thể thấy hầu hết người viết còm trên web đều “vô danh”, hoặc có tên thật nhưng chưa có tiếng. Bạn ĐCT dù sao ít nhiều được độc giả biết đến (ĐCT viết: Trong khi những thông tin về tôi, anh search trên google, đã rõ ràng), cho nên theo tôi, nếu có phản ứng, bạn cần chú ý hơn về ngôn từ. Cho dù độc giả có bất công hay hằn học với bạn tới đâu, bạn phải bình tĩnh (ĐCT viết: phán, hách, vô tích sự, cảm tính, sơ sài, cộc cằn,…). Bạn thấy đó, nếu bạn có theo dõi bóng đá: trong một trận cầu, khán giả la ó cầu thủ đủ thứ, nhưng có ai phạt họ đâu. Nhưng nếu cầu thủ nào đó “dại dột” phản ứng lại thì bị ra tòa ngay. Đó là luật chơi.
Tôi không muốn nêu tên nhà thơ Inrasara nhiều, nhưng vì chúng ta đọc nhiều anh Inrasara, nên đưa ra ví dụ tiếp. Hãy xem anh đã phản ứng đĩnh đạc ra sao ở web này thì bạn sẽ thấy. Và tôi thấy ở vài web khác nữa, ít khi Inrasara phản ứng, nếu có thì cũng rất lịch lãm…
Thân mến
Chúc bạn nhiều tiến bộ
*
Viết thêm
Do nhà thơ Inrasara đề nghị đăng thành bài chính, nên tôi xin viết thêm vài điểm cho rõ:
1/- Bạn đọc Trần Sáng lúc nào cũng có lời lẽ hơi to, nhưng ông ta chỉ là độc giả “vô danh” (như khán giả bóng đá trên khán đài), nên dù ông có nói to hơn, tôi cho rằng cũng không sao cả.
2/- Nhà thơ Inrasara phản ứng rất nhiều nơi với người Việt đều đáng giá. Cả với người Chăm mình anh cũng vậy. Tôi ví dụ có theo dõi chuyện Sakaya – Đồng Chuông Tử vừa qua, VM có nhiều ngôn từ không hay (mỉa mai, cười nhạo… đàn anh) mà tôi không thấy Inrasara có một chữ nào gọi là nặng cả!
3/- Mới đây chỉ một lần duy nhất tôi thấy nhà thơ Inrasara có vẻ hơi nặng lời. Anh phản ứng lại trên Tiền Vệ như sau:
ĐÍNH CHÍNH CHẬM, Tienve.org, 20-2-2012
Tai Vô Lề có mấy cái sai:
1. Tôi viết:
“Ở đây, ta chỉ xét về “ý thức sáng tạo” và “chất lượng chung của đội ngũ”. Về đội ngũ và phong trào, nhận định Việt Nam là cường quốc về thơ không khó nhận được sự đồng thuận. Việt Nam có ngàn hội viên Hội Nhà văn cấp “trung ương” trong đó nhà thơ chiếm đến hai phần ba, chưa nói các nhà khác ít nhiều cũng có làm thơ; thêm mấy vạn hội viên địa phương khác. Quả là hùng hậu! Việt Nam có 54 dân tộc thiểu số anh em, mà đa phần trong số ấy đều có các nhà thơ của mình. Chúng ta đã có Ngày Thơ được xem là quốc lễ với lá cờ thơ suốt thập niên qua đã phấp phới bay trên bầu trời khắp mọi miền đất nước. Và mới nhất, Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã tổ chức được Liên hoan Thơ châu Á – Thái Bình Dương đầu tiên. Còn gì nữa?… Cho nên, nếu nói vống lên “cường quốc về thơ” thì khó có ai cãi đặng.
Nhưng “ý thức sáng tạo” và “chất lượng chung của đội ngũ” thế nào?”
Tai Vô lề không đọc câu hỏi đó, câu hỏi làm nền cho cả bài viết, nên mang Nguyễn Huy Thiệp ra làm đối trọng với tôi ở đây là… sai!
2. Tôi viết:
“Cuối cùng, một nền thơ lớn cần đặt nền tảng trong một xã hội tự do và dân chủ căn bản. Qua đó, nhà thơ mới có thể tự do triển khai tư tưởng mới, phát kiến thi pháp mới, mở ra trào lưu văn chương mới. Thơ Việt Nam có nhận được đặc ân đó chưa? Hỏi, có nghĩa là đã trả lời rồi.”
“Đặc ân” là đặc ân của “một xã hội tự do và dân chủ căn bản”, để qua đó… chứ không phải đặc ân “triển khai tư tưởng mới, phát kiến thi pháp mới, mở ra trào lưu văn chương mới”. Đọc văn như vậy là hơi mất tập trung.
Cho nên, mang cụm từ “phản biện trung thành” vào đây vừa sai vừa… bậy.
3. Sai thứ ba…
Thôi, tôi xin phép ngưng ở đây vậy thôi.
Thân ái.
Tôi không rõ lắm tại sao anh phản ứng như vậy. Có lẽ phải cần thiết lắm anh mới dùng chữ “bậy”, hỏi nhà thơ mới biết.
Chuyện này vui mà, nhưng bạn Lưu Văn nhắc lại thì cũng có thêm cái còm, (LẼ RA PHẢI NẰM TRÊN TIENVE) cho “lưới trời” thêm phong phú:
Câu: ““Đặc ân” là đặc ân của “một xã hội tự do và dân chủ căn bản”, để qua đó…” => e cũng còn gây thắc mắc, vậy Sara trả lời tiếp về việc những “xã hội KHÔNG CÓ tự do và dân chủ căn bản” như xã hội của Stalin hay Mao… mà lại mang đến cho văn chương nhiều thứ như rứa?
Anh Lưu Văn viết đúng và hay. Cần có tinh thần mới mới có thể trao đổi trên mạng được, không thì ta cứ cố chấp và chỉ độc thoại thôi. Nếu vậy ta nói có mình ta nghe hay phe cánh ta nghe.
Cảm ơn anh
Nhất trí cao với anh Lưu Văn!
Một người viết mà không bản lĩnh chấp nhận lời bình luận của độc giả thì nên cất bút cho rồi!
Anh LV lấy ví dụ cũng hay: Khán giả la ó siêu sao Cantona, có ai phạt đâu, vì hắn ta vô danh, nhưng khi siêu sao này nhảy lên khán đài đòi ăn thua đủ thì bị cấm thi đấu 8 tháng, phạt quét rác 1 tháng!!! Khán giả có thể la ó đủ thứ, ngoại trừ miệt thị chủng tộc thì chủ sân bị phạt thôi.
Bạn viết 1 tác phẩm, độc giả vỉa hè chê bai hay ca tụng ở vỉa hè, thời trước là vậy; nay họ lên mạng họ viết còm, sao lại la họ: phán, hách, vô tích sự, cảm tính, sơ sài, cộc cằn,…
Thôi thì tôi không bao giờ làm vậy với ĐCT nữa. Anh viết và cứ thưởng thức văn chương của mình…
OK?????????
@Tai Vô Lề
Tai Vô Lề sai 2 chỗ, nhà thơ Inrasara đã chỉ ra rõ rồi, ai cũng thấy.
Riêng chỗ ông Inrasara dùng từ “bậy” là như vầy: Ý Tai Vô Lề xúi Inrasara hãy ra khỏi cái Hội nhà văn đi, hãy vứt bỏ cái chức Phó chủ tịch Thơ chi đó đi, rồi phê phán sao thì phê; chớ ông ở trỏng mà ông phê thì khác chi “phản biện trung thành”. Liên hệ xa như vậy là hỏng. Mạnh ai phần đó đúng thôi.
Nhưng ông Inrasara đã nói đâu đó rồi – ông ta là sắc tộc Chăm nên nó khác. Nếu là ông Kinh, ông cắt cái rụp, là xong. Có vậy mà không hiểu.
Nếu tôi là ông Inrasara, nếu tôi mà đa tài như ông, tôi vứt hết. Mà cũng không thèm phê phán Hội Nhà văn hay phản biện xã hội Chăm làm chi cho mệt cái củ… Về quê để chuyên viết tiểu thuyết, như ông có ý đó hôm trước. Ông sẽ là nhà văn vĩ đại.
Nhưng tôi đâu là ông Inrasara!!!!!!!!!!!!!!!!!
cha ơi, trần sáng là ai mà đi guốc trong bụng inrasara vậy ta? Hura trần sáng
Bác Trần Sáng xúi chú Sara lầm đó, ở đó mà ai nghe.
Nhà văn Chăm là hiếm, làm mà nổi tiếng như chú Inrasara thì hiếm hơn. Nhưng lẽ nào nổi tiếng một mình, nói nghe sao được. Sống có bà con cô bác, nhà văn phải quan tâm sâu sắc tới quần chúng mới có giá trị. Nổi tiếng cho người đời sau tôn thờ à, bác Trần Sáng?