Đồng Chuông Tử: Vài suy nghĩ

Phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xem xét, liên hệ thực tiễn trong khuôn khổ “ngoại ngữ”, ở đây là tiếng Việt. Ngôn ngữ khác, tác giả xin sẽ đề cập ở những bài viết sau, nếu có thời gian. Tác giả không rõ bài viết sẽ có dư luận như thế nào trước vấn nạn này. 

Cũng xin lưu ý, bài viết này chỉ dành riêng cho độc giả là người Chăm.

Bài viết nhằm vào hai mục đích cụ thể. Thứ nhất, nói lên một sự thật trở thành vấn nạn có nguy cơ mất gốc. Thứ hai, gióng một hồi chuông “xóc” lại nhận thức tộc người và có bày tỏ thái độ cá nhân.


 

 

 Phác thảo sơ lược về người Chăm 

Người Chăm là tộc người bản địa, lập quốc năm 192 với tên gọi ban đầu là Lâm Ấp. Tổ lập quốc là Khu Liên. Người Tượng Lâm là danh tính tộc người đầu tiên. Lãnh thổ của Lâm Ấp, trải dài rộng khắp miền trung Việt Nam ngày nay. Người Chăm có nền văn hóa, văn minh phát triển rực rỡ. Người Chăm được thế giới bên ngoài biết đến với danh xưng: người Hời, người Chiêm, người Chàm… Hình thức nhà nước được nhiều công trình nghiên cứu sử học xác định là mô hình nhà nước Liên bang. Có 5 bang chính, các bang thay phiên nhau quản trị đất nước. Tín ngưỡng: có hai tôn giáo chính, Bà La Môn và Bà Ni.

Qua quá trình Nam tiến của tộc người Việt ở phía bắc, kéo dài nhiều thế kỉ, năm 1832, Vương quốc Champa chính thức tan rã. Thời điểm này, cộm lên một sự kiện, đó là chỉ đạo từ Minh Mệnh về việc thay đổi toàn diện họ tên của người Chăm sang ngôn ngữ Hán Nôm. Lưu ý, tiếng Việt đang thịnh hành hiện nay là sản phẩm của một chức sắc Vatican, sáng tạo ra dựa trên kí tự La tinh A, B, C. Với mục đích, sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thâm nhập và truyền giáo.

Với lí do chiến tranh kéo dài nhiều thế kỉ, người Chăm trở nên ít đi. Ngày nay, người Chăm là một tộc người thiểu số trong 54 tộc người, cư trú trên dải đất hình chữ, có tên gọi Việt Nam.

 

Bối cảnh chung của người Chăm hôm nay

Bước vào bối cảnh lịch sử mới, cộng với cấp tập chủ trương, chính sách mới liên tục ra đời, Người Chăm gặp nhiều khó khăn để thích nghi và hòa nhập. Bên cạnh đó, còn nhiều chủ trương, chính sách mới, cũng gây khó khăn không kém trong tiến trình hội nhập, phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người.

Những chủ trương, chính sách ấy đã ngày càng phát huy tác dụng. Còn nhớ, năm 1858 khi người Pháp chính thức sang xâm chiếm An Nam, thắng lợi, họ đã sử dụng chính sách chia để trị, dùng người Việt trị người Việt và cả chính sách đồng hóa văn hóa. Trong chính sách đồng hóa văn hóa ấy, có đồng hóa tiếng nói-chữ viết và cả việc học văn hóa, lịch sử mẫu quốc. Để có công ăn việc làm ổn định trong bộ máy mới, không còn cách nào khác là buộc phải học ngôn ngữ khác, nói tiếng nói khác. Cút côi làm việc, kèm theo nhiều mặc cảm nhược tiểu.

Dĩ nhiên, theo thời gian, một bộ phận, sẽ dần dần mai một tâm hồn, bản sắc của chính mình, đánh mất gốc gác từ bao giờ không hay biết.

 

Có không nhiều người Chăm đã đi theo vết xe đổ?

 Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, nhiều tộc người trên thế giới cũng cùng chung số phận đi theo vết xe đổ mà di sản lịch sử thực dân để lại. Bên cạnh số phận bi đát của những tộc người ấy, vẫn còn nhiều tộc người “giữ” được mình trước làn sóng hòa tan khó cưỡng chế. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ, dân tộc Do Thái, đó là một dân tộc còn khó khăn, bi đát gấp bội phần. Riêng người Mĩ da đỏ, miếng bánh xâm thực quá ngọt lành, đã dìm đắm họ trong no say.

Hơn thập niên vừa qua, việc nhà nước đưa ra khẩu hiệu “xây dựng bản sắc văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, thực chất có đem đến nhiều hiệu quả mà đồng bào mong muốn hay không? Nhiều cơ quan chuyên trách đã không làm hết mình, làm mang tính chất đối phó, làm cho có làm. Chính tinh thần trách nhiệm làm việc kiểu như vậy, vô hình chung đã gây mất tình cảm trong đồng bào. Từ đó, dẫn tới sắc thái tâm lí chung của đồng bào đối với nhiều chủ trương, chính sách của nhà nước là đầy sắc thái.

Trở lại vấn nạn người Chăm của chúng ta, như đã nói ở trên, việc giữ mình trong một thế giới phẳng nói chung là khó khăn muôn vàn. Tinh thần dân tộc và ý thức bản sắc phải luôn được nuôi dưỡng, cập nhật hằng ngày, và phải liên tục trao dồi, thì may ra mới mong không hòa tan vào biển lớn. Chúng ta biết rõ những lợi ích mà biển lớn mang lại. Cũng như những nguy cơ tiềm ẩn mất mát từng phút từng giây, từ nó.

Vừa qua, ở nhiều cuộc cà phê “tiền hội thảo Chăm”, nhiều bạn sinh viên cũng như trí thức Chăm, đã mổ xẻ và day dứt mãi về vấn nạn người Chăm nói chuyện với nhau bằng “ngoại ngữ”. Nhiều bậc làm cha làm mẹ, lạ thật, lại cấm tiệt không cho con cái mình nói tiếng Chăm, mặc dù mình là người Chăm. Với những lí giải đầy dị đoan, ngây thơ và không khoa học rằng: nào là nói tiếng Chăm, con mình học hành không giỏi; nói tiếng Chăm sau này ra đời khó xin được việc làm tốt; nói tiếng Chăm sẽ bị bạn bè khác tộc coi thường,…

Vấn nạn này ngày càng phát triển rộng. Không chỉ trong tầng lớp lao động chân tay Chăm ta, mà giới trí thức Chăm cũng chung một giuộc. Cá biệt, có vị Đại biểu Quốc hội nọ, không thèm nói tiếng Chăm với chồng con mình cũng là Chăm. Vị ấy chỉ thích dùng “ngoại ngữ” để giao tiếp với người đồng tộc.

Được biết, vị đại biểu Quốc hội ấy, lại còn làm lãnh đạo của đông đảo học sinh- con em nhiều tộc người khác nữa. Ối dào, các em sẽ học tập gương vị ấy như thế nào nhỉ?

Nhiều lần người viết bài này thầm hỏi, “nếu lỡ những người bầu ra vị ấy hay tin này, chắc lòng họ sẽ tâm tư lắm?”.

 

SG, 24.02.2012.

 

9 thoughts on “Đồng Chuông Tử: Vài suy nghĩ

  1. Hoan hô ĐCT, nhưng,…

    Nhà thơ Đồng Chuông Tử “nghe nói” đại biểu Chăm nói tiếng Việt với chồng con, hỏi có chứng cứ không?
    Tôi đọc thấy ngày trước nhà nghiên cứu Trượng Văn Món cật vấn nhà thơ Đông Chuông Tử: anh giỏi sao không làm thơ bằng tiếng Chăm đi! – Không thấy nhà thơ trả lời.
    Rồi tôi “nghe nói” có người hỏi lại nhà nghiên cứu Trượng Văn Món: ông giỏi sao không viết bài nghiên cứu bằng tiếng Chăm đi? – không biết anh này có trả lời được hay chăng?

    Các bạn Chăm mình cần khiêm tốn và kĩ lưỡng hơn, mới phải phép.
    Tôi chẳng ưa gì ông Inrasara, nhưng phải công nhận ông ta toàn diện. Toàn diện rồi kiêu ngạo hay kiêu hãnh hay chi chi nữa cũng chả chết thằng Tây nào!!!

  2. Bạn Trần Sáng nói hơi TO CON rồi đó! Dù biết bạn luôn quyết liệt, nhưng dùng từ “toàn diện” là bạn sai. Không có ai toàn diện cả đâu. Riềng Inrasara thì hơi… thập cẩm hơn mọi người xíu thôi.
    Thân mến.

  3. Salam

    Toi dong y voi DCT, that su hien nay chi so it nguoi Cham bao ton va phat huy ngon ngu minh, so nhieu thi quay lung voi ly do don gian “de hoi nhap”. Truong hop DBQH toi xin xac dinh day la su that, khong nhung ca nhan dai bieu do (co the la DB dai dien cho nguoi Cham- “co cau”) ma ca gia dinh ho. Nhieu nguoi cung da len an va cung gop y het suc than thang cho dai bieu nay ve mac trang phuc Cham trong cac ky hoi nghi, hop… nhung hinh nhu dai bieu nay khong de tam hoac khong tiep can voi cong nghe thong tin thoi hien dai va ho “KE” (co the chi so cac DBQH tinh khac biet chi la Cham…). Toi chi co mot dieu cao uoc cho nhung ai dang va da giu va phat huy ngon ngu, van hoa Cham can ngoi lai voi nhau tim lai huong de cho van de ngay cang dong hoa nay.
    Cam on DCT da noi len su that van nan dang ton tai trong XH Cham duong dai.
    Cam on Cei Inrasara nguoi am tham giu gin va phat huy ban sac gia tri cua Cham. Cam on cac anh chi trong Ban Bien soan Chu Cham ho da de lai cho cac the he hoc sinh Cham tiep can voi ngon ngu cua me de minh.

    Dac biet cam on Chi Hoi dan toc Cham tai TP.HCM da bo cong suc mo cac lop chu Cham cho cac the he tri thuc, sinh vien Cham tai TP.HCM de ho duoc on lai va tu hao van hoa dan toc minh.
    Va ngay 26/02 tai phong B05 Truong Du Bi DH Dan Toc TP.HCM so 91 Nguyen Chi Thanh, Q5 se khai giang lop chu Cham khoa moi. Mong cac anh chi tri thuc, sinh vien hay cung nhau tham du gop phan phat huy va giu gin van hoa, ngon ngu cua dan toc minh.

    Tran trong kinh chao.

  4. Anh Trần Sáng, dù sao cũng cảm ơn anh đã đọc và comment cho bài viết của tôi trên Inrasara.com. Tôi nhớ không nhầm, trong lời “đưa”, tôi có giới hạn độc giả là người Chăm.
    Mong anh hãy hiểu cho, ngoài trách nhiệm công dân của một đất nước, tôi còn thêm trách nhiệm với “dân tộc bé mọn” của mình. Tôi cũng nhớ không nhầm, cách đây chưa lâu, trên nhiều diễn đàn, báo mạng,… có thảo luận, tranh luận về “nội hàm” trí thức và vai trò của trí thức, rất dữ dội. Đến nỗi tạp chí Văn nghệ Quân đội, đã có bài “gõ” lại. Thậm chí là “nắn” lại, theo quan điểm của VNQĐ.
    Tôi không dám nhận mình là trí thức, vì nó to tát, bao la quá. Nhưng sẽ ủ dột, nếu thành “trí ngủ”.
    Còn nhớ, khi Sakaya Văn Món có phản hồi lại bài viết trao đổi của tôi, dành cho công trình của anh ấy. Tôi cười khẩy và im lặng. Tránh không khí tranh đua.
    Nay anh đã “nghe nói” mà nghe nói đến 2 lần trong 1 comment. Theo tôi, từ “nghe nói” này, hình như chưa chuẩn. Vì chỗ tôi được biết, anh hay theo dõi trang mạng inrasara.com. Mà giữa chúng tôi chỉ trao đổi qua lại bằng bài viết, không dùng miệng. Vậy anh nghe nói là nghe nói làm sao?
    Cũng xin thưa với anh và nhân tiện đây, thưa luôn với anh Sakaya Văn Món. Thú thật, tôi có làm thơ bằng tiếng Chăm. Nhưng chắc các anh cũng biết câu tục ngữ “tốt khoe xấu che”. Quan điểm của tôi rõ ràng là, “làm người không ai hoàn thiện, toàn diện cả”. Biết mình còn hạn chế, để hoàn thiện theo thời gian là tinh thần “chất lượng” phải không anh?
    Dù sao cũng cảm ơn về lời khuyên “cần” thế này, cần thế kia của anh. Trong đó, khía cạnh “kĩ lưỡng hơn”, tôi xin ghi nhận anh “chơi” được.
    Mến
    Đồng Chuông Tử

  5. Tôi xin gộp “phản hồi” từ 2 bài mới nhất của ĐCT.
    Anh viết lại, tôi chỉ đồng ý với ĐCT có 1 điểm:
    1/- Anh có làm thơ tiếng Chăm, tôi tạm tin vậy, nhưng vì nghĩ nó không hay, nên chưa công bố. Đúng. Tôi biết ông Inrasara cũng làm như vậy, lắm người Chăm biết ông stác tiếng Chăm rất nhiều, nhưng ông chỉ in có đôi mươi bài và đăng trên mạng vài chục bài nữa. Có lẽ do vài nguyên nhân nữa, chớ không thuần là không hay, mà ông không công bố tiếp.

    Tôi không đồng ý với ĐCT 3 điểm khác:
    1/- Kết ở phần bài “Có một lần cà phê như thế” rất dở. Không phải vì lạc đề hay đụng an ninh gì đó mà là… dở.

    2/- Viết bài nào đó mà bảo “chỉ dành cho người Chăm” là sai. Khi 1 bài đã đăng lên là cả “thế giới” đọc. Rồi họ có quyền nêu ý kiến. Tạp chí Tagalau của Chăm đó, nhưng ông Inrasara có giới hạn “chỉ dành cho Chăm” bao giờ đâu!!!

    3/- Tại sao CĐT ám chỉ rằng tôi không là Chăm? Tôi phải ký chữ Chăm, như Klủn, Jaka hay Jabeh mới là Chăm à? Ngay tên “đồng chuông tử” có phải là tiếng Chăm đâu. Tôi đã 1 lần xác minh tôi là Chăm mà. Hố rồi đó!

    Thân mến

  6. Anh Trần Sáng, thật tình tôi không muốn sa đà vào tranh luận. Mất thì giờ. Vô tích sự. Trong lúc nhiều công việc khác cần giải quyết trước.
    Độc giả có quyền nhận xét khi “khám phá”, trải nghiệm bài viết của tôi. Anh cũng vậy. Mặc dù, tôi không biết anh là ai, làm gì, ở đâu. Có nghĩa là anh ở trong bóng tối đấy, anh Sáng ạ. Trong khi những thông tin về tôi, anh search trên google, đã rõ ràng.
    Tuy nhiên, để những nhận xét, phê bình được công tâm, trách nhiệm và “có chất lượng”, thì đòi hỏi công phu và khổ luyện. Từ đó, người bị phán, mới nhìn nhận, khâm phục tài năng của người phán. Chứ ai lại mơ màng (đang trao đổi bài này lại “nhảy” qua bài khác) và “hách” như thế bao giờ.
    Anh “phán” theo cảm tính, sơ sài và cộc cằn lắm. “Phán” như vậy, những đứa trẻ chăn trâu, bò ở quê tôi, nói xin lỗi anh đừng giận, thường xuyên và đầy rẫy.
    Còn chuyện anh ” đã một lần xác minh” anh “là Chăm”, nếu quả đúng vậy, thì tôi vui quá. Còn nhớ, anh Hồ Trung Tú, trong công trình khảo cứu mang tên “Có 500 năm như thế…” đã khẳng định đại ý rằng: “chúng ta là những người Chăm đang nói tiếng Việt”.
    Nhưng trong tôi vẫn còn hoài nghi lắm. Xin phép được “học” lại bài anh từ comment nhé. Tôi tạm tin anh như vậy.
    Mến, chào anh!
    Đồng Chuông Tử.

  7. Nhân đọc tren Inrasara.com, tôi thấy anh Trần Sáng và nhà thơ ĐCT ” chửi ” nhau vui quá, hãy tiếp tục nữa đi, tôi đang chờ đọc tiếp, vì đọc báo bây giờ không vui bằng 2 anh ” choảng nhau “. Rất hân hạnh chờ tin 2 anh. Thân mến.

  8. Vấn đề anh Đồng Chuông Tử nêu ra không mới, nhưng nó luôn là vấn đề thời sự của Chăm. Anh Đồng Chuông Tử là người nêu ra vấn đề, thay vì “cầm trịch” cho những phản biện đi đúng “đường ray” cần đi, mà cuối cùng anh lại sa đà vào vấn đề khác. Tiếc thay!

    Nỗi lo sợ mất gốc, tôi tin rằng bất cứ ai là Chăm đều có sự lo sợ mơ hồ hay sự đau đáu về số phận dân tộc. Vậy đầu tiên ta phải xác định “gốc” ở đây là gì; “gốc” có phải là “đậm đà bản sắc dân tộc” hay không?
    Cho đến bây giờ tôi vẫn rất mơ hồ về từ “đậm đà bản sắc dân tộc”, cho dù những giải thích rành rọt trong Từ Điển Tiếng Việt cũng không làm thỏa mãn những mơ hồ trong tôi. Vậy “gốc” nó bất biến hay chuyển biến qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau?” Cái gốc của Chăm” của 50 năm trước có giống với hiện tại,và 50 năm sau nó sẽ như thế nào?
    Những vấn đề tôi cố gắng nêu ra, không nhằm cố gắng giải quyết “vấn đề mất gốc” của dân tộc Chăm; mà đơn thuần chỉ là ưu tư của một đứa con Chăm thuộc thế hệ 8X-mà tôi tin rằng sẽ là “thế hệ bản lề” cho sự tồn vong của Dân tộc.
    Khác với mấy chục năm trước, cơn lốc “toàn cầu hóa” đã tràn qua xó xỉnh làng quê Chăm. Những đứa con Chăm không còn nép mình ở quê hương nữa, mà thất tán khắp nơi trên đất nước Việt Nam để mưu sinh. Có thể trên đường đời xô bồ này, chúng ta vẫn nhớ chúng ta là Chăm, nhưng chúng ta quên rằng Chăm là như thế nào?
    Nói về “Gốc” của một Dân tộc, đôi lúc chúng ta không thể phân biệt rạch ròi nó bao gồm những gì? Nên tôi tạm thời dùng đầu óc thực tế của người Phương Tây phân biệt nó thành 3 phạm trù:
    – Ngôn ngữ và chữ viết
    – Đời sống tâm linh
    – Sinh hoạt nghệ thuật
    Quan trọng nhất trong những thứ này là ngôn ngữ và chữ viết. Nó quyết định sự tồn vong của Dân tộc. Người Do Thái có chữ Hebrew, lúc quốc gia Israel hiện đại chưa thành lập, nó gần như là một tử ngữ. Nhưng từ đầu thế kỷ 20 nó đã hồi sinh mãnh liệt, mấy chục năm sau nó đã là ngôn ngữ chính thức được giảng dạy trong trường đại học. Thật là một sự thần kỳ!
    Khi mà trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không còn dùng chữ Chăm và tiếng nói bị lai căng với tốc độ kinh hồn. Tôi nghĩ cầu nối duy nhất cho nó sống động hơn, là cho nó được “tắm mình” trong nghệ thuật, mà cụ thể là văn chương và âm nhạc. Khi đọc “Đạo đức kinh” của Lão Tử hay một tác phẩm của Krishnamurti đối với tôi còn dễ dàng hơn đọc “Pauh Catwai” hay”Glơng Anak”, cho dù không cảm thụ được hết cái ảo diệu những Ariya Chăm, nhưng trong tôi vẫn đọng lại tiếng vọng của ngôn lời.

  9. ĐCT và các anh chị! Nếu nói về vấn đề cần phải khẳng định đích danh, không cần nói mơ mơ hồ hồ khó nghĩ. Ý ĐCT nói đến vấn đề chị Đàng Thị Mỹ Hương (lấy chồng quê tôi, tôi cũng là người bỏ phiếu bầu chị là ĐBQH).
    Vấn đề bảo tồn tiếng Chăm thì chính cha mẹ phải nói 100% tiếng Chăm trong sinh hoạt hàng ngày thì con, cháu mới có cơ hội học theo. Cha mẹ không gương mẫu thì 20 năm nữa kể như tiếng Chăm bị Việt hóa 60%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *