Đây là loại từ ghép gồm từ tố kết hợp với từ căn. Tiếng Chăm có hai loại từ tố: tiền tố và trung tố.
Trung tố N. Trung tố N có tác dụng biến động từ thành danh từ:
Bơk đắp – banơk đập
Dih cấy – danih mạ
Giep gắp – ganiep cái gắp
Tiền tố T. Tiền tố T có tác dụng biến ngoại động từ (ta tác động vào vật) thành một nội động từ (vật đó tự nó “hành động”)
Blơk lật tablơk (xe tự) lật
Blah chẻ Tablah (đá) nẻ
Klaut bóc Taklaut tróc
Tiền tố P. Chăm gọi là P lớn, kết hợp với động từ khác có nghĩa là “làm cho”
Mưtai chết – Pamưtai làm cho chết, giết
Lipei mộng – Palipei báo mộng
Trun xuống – Patrun hạ, làm cho xuống
Tiền tố P còn có một hình thức phái sinh của nó là BI, nghĩa là “cho” :
Drah nhanh (nau) bidrah (đi) cho nhanh
Hacih sạch – (bah) bihacih (quét) cho sạch
Sumu kịp – (ngap) bisumu (làm) cho kịp
Tôi nói hoài mà có biết đâu, may nhờ anh Sara phân tích mà hiểu được. Nhớ vào hè năm 2001, nhờ anh Sara phân tích mà tối biết thế nào là viết đúng chính tả tiếng Chăm. KHóa đó rất có ích.
Đwa karun anh Sara lắm đó! Hẹn gặp anh ở quê uông với nhau chén rượu nhé.